Chương trình nghị sự nhiệm kỳ cuối của Tony Blair
Các Website khác - 14/11/2005

Tối nay (14/11), Thủ tướng Anh Tony Blair sẽ có bài phát biểu kêu gọi các nước giàu thực hiện cam kết đối với các nước nghèo đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Gleneagle cách đây 4 tháng. Đây sẽ là sự khởi đầu của một nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi nhằm thổi luồng gió mới vào các vòng đàm phán thương mại toàn cầu đang bị bế tắc.

Soạn: AM 618425 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dư luận Anh và thế giới cho rằng bài phát biểu tối nay sẽ là chiến lược đối ngoại của chính quyền Blair trong nhiệm kỳ cuối này.

Vẫn còn cơ hội phá vỡ bế tắc về thương mại

Trong bối cảnh nhiều người lo ngại rằng điểm chính trong kế hoạch G8 của Anh đối với Châu Phi năm 2005 sẽ thất bại tại các cuộc thảo luận Hongkong diễn ra tháng tới, Thủ tướng Blair sẽ dùng bài phát biểu về chính sách đối ngoại hàng năm tại Guildhall, London để kêu gọi đưa nội dung đã bàn thảo thành hiện thực.

Cụ thể, trong bài phát biểu ông Blair sẽ tuyên bố, tháng tới, các chính phủ phải đối mặt với một sự lựa chọn sống trong một thế giới mở cửa, hoặc đóng cửa và sẽ báo động về những tiến triển đã đạt được tuần trước. "Thất bại sẽ lan rộng khắp thế giới và tôi không chuẩn bị tinh thần để đón nhận điều đó...", ông Blair nói.

Bất chấp những chia rẽ sâu sắc giữa 148 nước thành viên WTO về khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo, ông Blair nhấn mạnh rằng lúc này không phải là thời điểm "hạ thấp tham vọng" và rằng vẫn còn có cơ hội phá vỡ thế bế tắc. Những quốc gia đang phát triển năng động như Brazil vẫn đang từ chối việc hạ thấp hàng rào thương mại đối với các mặt hàng công nghiệp trừ phi họ được quyền tiếp cận dễ dàng hơn đối với những mặt hàng nông nghiệp như thịt bò và đường.

"Tại G8, chúng tôi đã cho thế giới và những nước nghèo trên thế giới thấy rằng các nhà lãnh đạo tại nước giàu không chỉ quan tâm tới tình trạng nghèo đói toàn cầu mà còn có thể cùng nhau hành động để loại bỏ nó", ông Blair nói. "Chúng ta lẽ ra có thể làm nhiều hơn thế nhưng ít nhất chúng tôi đã cho người ta thấy rằng hợp tác có thể đem lại kết quả - kết quả thực sự trong việc tăng viện trợ, hoãn nợ, chống lại bệnh HIV/AIDS và bệnh sốt rét, đầu tư vào giáo dục và y tế miễn phí, chống tham nhũng và tăng cương khả năng gìn giữ hoà bình của châu Phi".

Theo các nguồn tin từ Phố Downing, ông Blair không có ý định hạ thấp những tham vọng đặt ra trong vòng đàm phán và sẽ dành vài tuần để cố gắng "thổi luồng sinh khí mới" vào các cuộc thảo luận. Ông sẽ tuyên bố Anh đã hoàn thành rất nhiều việc muốn làm trong nhiệm kỳ làm chủ tịch G8 năm 2005 liên quan tới giảm nợ và tăng viện trợ song thương mại vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi.

Lợi ích chung luôn gắn với lợi ích riêng

Anh đã giữ chức Chủ tịch G8 trong suốt năm 2005 và nửa sau năm nay, ông Blair còn giữ chức Chủ tịch EU. Hiện, Thủ tướng Blair đang lo ngại rằng năm 2005 sẽ kết thúc mà không đạt được tiến triển nào về thương mại. Đây là điều có thể xảy ra sau thất bại của các cuộc đàm phán kéo dài suốt 3 ngày tại London và Geneva tuần trước. Thủ tướng Anh cũng thường xuyên trao đổi với Tổng thống Mỹ Bush về vấn đề này đồng thời không ngừng tìm kiếm một thoả thuận về tự do thương mại với các nước EU nhằm cô lập Pháp. Ông thậm chí cho phép Cao uỷ thương mại EU Peter Mandelson tiến hành một số động thái sâu sát hơn nhằm bảo hộ nông sản.

Soạn: AM 618419 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giám đốc WTO Pascal Lamy.

"Trong một thế giới hiện đại, sẽ không có an ninh và thịnh vượng trong nước một khi chúng ta không giải quyết những thách thức toàn cầu như xung đột, khủng bố, thương mại, thay đổi khí hậu và nghèo đói. Lợi ích tương hỗ và lợi ích riêng luôn gắn kết với nhau", ông Blair nói.

Thủ tướng Anh sẽ cảnh báo 148 nước thành viên WTO rằng họ có thể sẽ để mất những lợi ích kinh tế lớn lao nếu không đạt được thoả thuận về hiệp định tự do hoá thương mại mới. Dỡ bỏ hàng rào thuế quan thương mại xuống 1/3 có thể sẽ đóng góp thêm 650 tỉ USD cho kinh tế toàn cầu.

Các nước đang phát triển có thể thu được 47 tỉ USD mỗi năm nếu các nước giàu hạ thấp hàng rào đối với mặt hàng nhập khẩu nông sản và giảm trợ giá cho nông dân. Châu Phi sẽ thu về thêm 70 tỉ USD nếu họ có thể tăng các hoạt động giao dịch toàn cầu thêm 1%.

Ông Blair tin rằng tất cả các nhà lãnh đạo thế giới đều thấy việc đạt được một kết quả đầy tham vọng là vấn đề chính yếu tại hội nghị Hongkong sắp tới song mọi người dường như vẫn đang chờ đợi ai đó "đi bước ban đầu".

  • HT - (Tổng hợp)