Không cần tốn thời gian để nấu cơm rượu, trộn men, ủ, chắt từng giọt..., chỉ cần 5 phút và với công nghệ pha chế đặc biệt, Công ty TNHH thực phẩm B.M. tại xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, đã cho ra đời một sản phẩm rượu với nhãn mác đầy đủ.
Các bình cồn không nhãn mác được dùng để pha chế rượu. Ảnh: M.L. |
Theo nhận xét của một nhân viên ngành vệ sinh dịch tễ, "nếu biết được bí quyết pha chế rượu của đơn vị này, nhiều đệ tử lưu linh sẽ tự giác bỏ rượu mà không cần ai vận động". Công thức pha chế của họ là: cồn pha với nước lã và thêm vào hương liệu, sau đó dán nhãn mác đế Gò Đen, Gò Đen chuối hột, rượu Bạch Mã, rượu Rumh...
Quy trình cho ra đời một chai rượu tại đây bao gồm: Dùng nước lấy từ giếng khoan chưa qua xử lý và cũng không được kiểm nghiệm, pha với cồn 70 độ để hạ xuống còn 29 độ. Sau đó nhà sản xuất cho hương liệu vào. Có hương liệu đã quá hạn sử dụng từ hai năm về trước. Sau khi được dán nhãn, những chai rượu được đóng hộp và đưa đi tiêu thụ.
Tương tự cách làm trên, nhiều cơ sở sản xuất rượu nhỏ lẻ khác trên đĩa bàn TP HCM đang cho ra đời hàng nghìn chai rượu với nhiều chủng loại khác nhau.
Các chai rượu rất bắt mắt khi thành phẩm. Ảnh: M.L. |
Theo Chánh thanh tra Sở Y tế Nguyễn Đức An, hầu hết các cơ sở đều có sai phạm như: khu sản xuất không đủ điều kiện vệ sinh, nguyên liệu để lẫn lộn cùng các thứ hóa chất linh tinh, công nhân không được bảo hộ lao động, nước pha chế không đảm bảo vệ sinh, không dùng bồn chứa thực phẩm để chứa rượu mà dùng bồn bình thường, can lọ đựng cồn không nhãn mác, để nguyên liệu hết hạn sử dụng ở cơ sở sản xuất...
Thế nhưng, theo ông An, cơ quan chức năng không thể quản lý được. "Vì cơ sở có giấy phép sản xuất kinh doanh, có hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đúng như quy định nên ở các trường hợp này chỉ có thể xử phạt vi phạm chứ không thể đình chỉ hoạt động", ông nói.
Trong khi đó các nhà sản xuất lại cho rằng, sản phẩm của họ là vô hại. "Tôi đảm bảo chất lượng, sản xuất bao năm rồi nhưng chưa có ai uống rượu này mà chết cả", chủ cơ sở N.S.H. khẳng định.
Bác sĩ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm y tế dự phòng Lê Phi Hiền cho biết: "Những chai rượu được sản xuất thế này chứa rất nhiều nguy cơ. Vì không kiểm soát được nguồn nước dùng trong chế biến, không bảo đảm được nguồn nguyên liệu, hương liệu trong pha chế. Người sử dụng rất dễ bị ngộ độc khi uống loại rượu đó. Trong năm qua, TP HCM đã có nhiều vụ ngộ độc vì rượu phải đi cấp cứu, có hai trường hợp đã tử vong".
Võ An
▪ Hàn Quốc và Việt Nam tăng cường quan hệ (16/01/2006)
▪ Chính quyền càng phải đúng luật (16/01/2006)
▪ Vòng Thành phố (16/01/2006)
▪ Ký thỏa thuận hợp tác Quốc hội Việt Nam - Hàn Quốc (16/01/2006)
▪ Sẽ giảm rừng phòng hộ, tăng rừng sản xuất (16/01/2006)
▪ Thủ tướng yêu cầu xử lý các xe công đi chợ Lạng Sơn (16/01/2006)
▪ Cuối tuần thí sinh sẽ biết điểm thi trắc nghiệm (16/01/2006)
▪ Tết đến, 'xe dù' lại ồ ạt ra quân (16/01/2006)
▪ Tịch thu hạt dưa bày bán không rõ nguồn gốc (16/01/2006)
▪ Thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (15/01/2006)