Ngày 12/9, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển đã ký văn bản trình Thủ tướng đề án thành lập ĐH tư thục FPT. Nếu được phê duyệt, trường sẽ chính thức tuyển sinh vào năm 2006, với tổng số sinh viên đào tạo không quá 5.000 người/năm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên của FPT đạt trình độ tiêu chuẩn kỹ sư phần mềm quốc tế, với bằng đại học cấp quốc gia và chứng chỉ của một số đại học danh tiếng. Hiện tại, FPT đã có thỏa thuận với ĐH Kyoto (Nhật Bản) và một số ĐH quốc tế khác để hợp tác đào tạo và chứng nhận trình độ.
Trụ sở của ĐH tư thục FPT tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Tây).
Tháng 1 năm nay, Thủ tướng đã ký ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học tư thục, mở rộng cánh cửa xã hội hóa giáo dục. Các trường sẽ được nhà nước giao quyền sử dụng đất, thuê đất, vay vốn và được miễn giảm thuế theo quy định.
ĐH tư thục sẽ có địa vị pháp lý như các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các ĐH này thực hiện việc tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, kiểm tra, thi, cấp bằng... theo các quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo quy chế, vốn điều lệ thành lập trường tối thiểu là 15 tỷ đồng. Ngoài ra, diện tích lớp học, ký túc xá cho 1 sinh viên đảm bảo ít nhất là 4 m2.
Hiệu trưởng ĐH tư thục phải có chức danh Phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn trên.
Việt Anh
▪ "Tuần Văn hóa Việt Nam" gây ấn tượng tại Hàn Quốc (14/09/2005)
▪ Trả sự công bằng cho dân (14/09/2005)
▪ Mái dầm và tấm huy chương... (13/09/2005)
▪ Chống tham nhũng, lãng phí vẫn “đóng băng” (14/09/2005)
▪ ASEAN ủng hộ VN ứng cử vào Hội đồng Bảo an LHQ (14/09/2005)
▪ Áp thấp nhiệt đới tràn vào miền Trung làm 3 người chết (14/09/2005)
▪ 200 xe buýt ở Hà Nội được gắn 'hộp đen' (14/09/2005)
▪ Nước bẩn đã xâm nhập vào nước máy ở TP HCM (14/09/2005)
▪ Hà Nội: Lái phụ cầm lái, ôtô đâm nát 3 xe máy (14/09/2005)
▪ MDG phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam (12/09/2005)