Mũ bảo hiểm vành cứng, có lưỡi chai không an toàn
![]() |
Mũ bảo hiểm màu trắng giúp người tham gia giao thông dễ nhận biết hơn, đặc biệt về ban đêm. Ảnh: Đức Long. |
Trên cơ sở kết quả khảo sát này, Vinastas khuyến cáo nhà sản xuất và người tiêu dùng nên ưu tiên sản xuất và sử dụng mũ sáng màu để giảm tai nạn giao thông.
Bên cạnh yếu tố màu sắc, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mũ có vành cứng hoặc gờ nổi, mũ lưỡi trai cứng cố định liền khối khiến mức độ tai nạn trầm trọng hơn.
Ông Thắng lý giải: “Khi xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông thường bị văng khỏi xe, đầu bị va đập vào vật cản dẫn đến 3 khả năng xảy ra đối với mũ có vành cứng và lưỡi trai cứng gắn liền: lực va đập hướng tâm tác động lên vành mũ hoặc lưỡi trai, mảnh vỡ sẽ sát thương mặt, đầu và người; lực va đập hướng tâm tác động mạnh lên vành mũ hoặc lưỡi trai không có lớp đệm hấp thu xung động, lực không được phân phối đều trên diện tích mũ, gây thương tích nặng; lực va đập tác động vào vành mũ và lưỡi trai, làm bật mũ ra khỏi đầu và mất tác dụng của mũ”.
Ngoài ra, các loại mũ có vành cứng liền khối, uốn lượn xung quanh còn được Vinastas đề nghị Bộ Khoa học & Công nghệ không cấp giấy chứng nhận hợp quy và dán dấu CR vì không đảm bảo an toàn cho người đi mô-tô, xe máy.
Một lãnh đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) cho biết, những loại mũ bảo hiểm có vành cứng liền khối, mũ lưỡi trai cứng liền khối không những không giảm lực va đập, mà còn có thể gây chấn thương thêm cho người sử dụng. Cũng theo vị này, mũ bảo hiểm có hình dạng trơn, tròn có tác dụng phân tán lực va đập tốt nhất.
Đánh giá lại mũ bảo hiểm thời trang
Theo thống kê của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các tổ chức chứng nhận đã tiến hành chứng nhận hợp quy cho 166 loại của 36 doanh nghiệp. Ngoài những kiểu mũ phù hợp QCVN 2:2008 (mũ che nửa đầu, mũ che đầu và tai, mũ che cả hàm), đến nay chưa có kiểu mũ bảo hiểm thời trang nào được cấp giấy chứng nhận hợp quy và được dán dấu CR.
Kết quả kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trước thời điểm áp dụng QCVN 2:2008 (ngày 15/11) cho thấy, có đến 93% mũ bảo hiểm thời trang không đạt chất lượng.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Vinastas Hồ Tất Thắng cho rằng, với những loại mũ bảo hiểm cách điệu như: mũ có vỏ nhựa, lưỡi trai cứng rời, vỏ nhựa bọc vải giả da, lưỡi trai giả da mềm hoặc mũ có vỏ nhựa bọc vải, lưỡi trai vải mềm… đạt chất lượng hoặc đã được dán dấu CS (sản xuất trước ngày 15/11), nên cấp giấy chứng nhận hợp quy, dán dấu CR và cho phép lưu thông.
Tuy nhiên, để được chứng nhận hợp quy, các cơ quan chức năng như Bộ Khao học & Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các phòng thử nghiệm cần nghiên cứu kỹ, đánh giá nguy cơ mất an toàn của những kiểu mũ này.
Cũng theo ông Thắng, việc xem xét, cấp giấy chứng nhận hợp quy cho những loại mũ có vành cứng rời, mũ lưỡi trai mềm, còn tùy thuộc độ dài vành cứng, lưỡi trai và độ mềm của lưỡi trai như thế nào để không ảnh hưởng đến người sử dụng.
Trước kết quả nghiên cứu và đề nghị của Vinastas, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Quốc Thắng cho biết, Bộ đang xem xét đề xuất của Vinastas và lấy ý kiến của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tổng cục Hải quan, Cảnh sát giao thông, các tổ chức chứng nhận và các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.
▪ Hai phương án triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân (23/12/2008)
▪ Bảo hiểm thất nghiệp: Sớm nhất 2010 mới có người được nhận (23/12/2008)
▪ Cấp bách kích cầu 6 tỉ USD (23/12/2008)
▪ Nghĩa trang - nơi yên bình của 'yêng hùng xa lộ' (23/12/2008)
▪ Dân sang xài hàng chợ (23/12/2008)
▪ “Miếng bánh” phải đến tay người cần (23/12/2008)
▪ Lùng nhùng! (23/12/2008)
▪ Cảnh báo từ mưa độc: Lượng mưa a xít gia tăng (23/12/2008)
▪ 300.000 người có thể thất nghiệp, giảm việc trong năm 2009 (23/12/2008)
▪ Thuế tăng theo giá đất từ 1/1/2009: Tăng thu vẫn “lọt” thuế (22/12/2008)