(NLĐ)- Ngày 12-9, ông Võ Dũng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, cho biết dù tình hình nước đục đã có phần cải thiện nhưng cơ quan cấp nước vẫn tiếp tục kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng TP tiến hành lấy thêm nhiều mẫu nước ở các khu vực để xét nghiệm (trung bình mỗi ngày lấy 20 mẫu).
Tính đến thời điểm này, kết quả theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết, hầu hết đều đạt tiêu chuẩn. Riêng khu vực chung cư Lê Thị Riêng (dù Chi nhánh Cấp nước Phú Hòa Tân đã súc xả các bể chứa ở lô G, H, E, F nhưng nguồn nước vẫn nhiễm bẩn trở lại), ông Dũng cho rằng nguyên nhân là do trước đây khu vực này sử dụng giếng nước ngầm ở phường 15 nên tình trạng sắt, mangan bám trong đường ống nhiều hơn những khu vực khác nên phải súc xả nhiều lần mới có kết quả.
Cũng trong ngày 12-9, trở lại các khu vực nhiễm bẩn ở các quận 10, 11, Tân Bình, Tân Phú... chúng tôi ghi nhận hiện tượng nước ố vàng vẫn chưa dứt hẳn. Theo phản ánh của nhiều hộ dân, do tình hình nhiễm bẩn kéo dài nên bà con không dám dùng nước máy ăn uống, phải mua nước đóng chai về dùng.
Trước đó, ngày 8-9, Báo Người Lao Động kết hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM) lấy một số mẫu nước xét nghiệm. Kết quả ban đầu thật bất ngờ: Hầu hết các mẫu đều có hàm lượng thuốc khử trùng (clo) vượt mức cho phép, thậm chí có mẫu hàm lượng clo lên đến 1,68 mg/lít (hàm lượng clo cho phép của Bộ Y tế là từ 0,3-0,5mg/lít).
Tin - ảnh: Tr.Thanh
▪ MDG phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam (12/09/2005)
▪ Cây xanh Hà Nội kêu cứu (12/09/2005)
▪ Lính sinh viên tình nguyện (12/09/2005)
▪ Về nơi tiếng trống năm ba mươi còn vang vọng (12/09/2005)
▪ Nhức nhối tình trạng vi phạm an toàn giao thông đường sắt (12/09/2005)
▪ Sục sôi một phong trào cách mạng (12/09/2005)
▪ Kiều bào phát huy truyền thống, hướng về Tổ quốc (12/09/2005)
▪ 30 xe ôtô thoát hiểm nhờ đường cứu nạn (12/09/2005)
▪ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh làm việc tại Bình Dương (12/09/2005)
▪ Tỉnh táo du học (12/09/2005)