(VietNamNet) - Tuy các đơn vị liên quan đến công trình cầu Văn Thánh 2 đang trong giai đoạn chuẩn bị cho những kế hoạch sửa chữa căn cơ hơn. Nhưng theo ý kiến của một số chuyên gia đang làm nhiệm vụ giám sát thi công công trình này, việc khắc phục hiện tượng lún ở mố cầu M1 rất khó khăn.
Sáng 25/10, khu vực thi công sửa chữa cầu Văn Thánh 2 được bịt kín. Ở hai đầu cầu khoảng 20 công nhân của Công ty cầu 60 (thuộc CIENCO 6) đang đục lớp bê tông ở các khe co giãn của nửa cầu Văn Thánh 2 (phần cầu hướng từ Q 1 ra cầu Sài Gòn).
Đến gần 11h, sau một hồi đào, đục bằng phương pháp thủ công, các lớp sắt thép dần hiện ra. Công việc này dự kiến sẽ hoàn tất trong vòng 3 ngày.
Công trường đang thi công sửa chữa cầu Văn Thánh 2 sáng ngày 25/10. |
Nhìn công việc của nhóm công nhân, một kỹ sư giám sát công trình đã từng phụ trách nhiệm vụ này trước đây cho biết: “Tôi cảm thấy rất buồn vì phải hai lần làm cùng một công việc là giám sát thi công công trình cầu Văn Thánh 2”.
Đại diện của tư vấn giám sát cho biết, đây là phần việc đơn giản và không phải là khâu trọng tâm trong việc khắc phục sửa chữa cầu Văn Thánh 2. Cho dù đồ án thiết kế sửa chữa cầu được duyệt theo hướng nào thì phần việc này cũng phải thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến đồ án thiết kế sửa chữa.
Vì sao phải bóc lớp bê tông này lên trong khi vẫn được đánh giá chất lượng tốt? - chúng tôi hỏi đại diện tư vấn giám sát. Ông cho biết, có thực hiện công đoạn này thì mới có thể đổ bê tông dưới cầu vì các đầu dầm của cầu Văn Thánh 2 đã bị bể và các dầm cầu có hiện tượng dịch chuyển.
Để có thể thực hiện công việc sửa chữa này, sẽ có 10 con kích được đặt dưới 10 dầm cầu. Đồng thời, bơm áp suất sẽ nâng đều và kê cao su vào các gối cầu. Nói thì đơn giản nhưng trong quá trình thực hiện, đòi hỏi các thiết bị phải đồng bộ và người điều khiển phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Sửa chữa phần cầu phía Q Bình Thạnh. |
Thế nhưng, điều mà một kỹ sư có gần 30 năm trong nghề xây dựng này băn khoăn là xử lý lún ở hầm chui và mố M1 vì nền đất quá yếu. Vị trí lún này nằm kẹt giữa hầm chui và cầu M1 dài khoảng 17m.
Hiện nay, có ý kiến đề nghị sử dụng sàn giảm tải để tiến hành bù lún. Thế nhưng, biện pháp này khá tốn kém và không giải quyết tận gốc nguyên nhân lún. Vì muốn thực hiện biện pháp trên, cọc giảm tải phải sâu hơn mố cầu (trên 40m).
Theo các chuyên gia cầu đường, việc phải làm hiện nay là triệt tiêu lực đẩy ngang của cầu Văn Thánh 2. “Bỏ kinh phí ra làm thêm một nhịp cầu nữa là có thể giải quyết căn cơ hiện tượng lún”- một kỹ sư cầu đường khác cho biết.
Thế nhưng, theo thông tin mà chúng tôi nhận được, các gối cầu Văn Thánh 2 bị vỡ như hiện nay là do lượng xe quá tải thường xuyên lưu thông qua con đường này. Theo thiết kế, cầu Văn Thánh 2 chỉ có thể chịu được xe có trọng tải dưới 30 tấn.
Công nhân đang móc lớp bê tông ở khe co giãn cầu Văn Thánh 2. |
Vì thế, sau khi sửa chữa, nếu cơ quan quản lý không ngăn chặn hữu hiệu xe quá tải lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh nói chung và cầu Văn Thánh 2 nói riêng thì việc hư hại cầu sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Dưới đây là một số hình ảnh của đơn vị thi công sửa chữa cầu Văn Thánh 2 mà PV VietNamNet ghi lại được sáng ngày 25/10.
▪ Đã xoá điểm đen tự tạo trên QL5 (04/10/2005)
▪ Tột cùng của sự phản bội (25/10/2005)
▪ Giải thưởng chống tham nhũng (26/10/2005)
▪ Chọn "thủ lĩnh" chống tham nhũng (26/10/2005)
▪ Tập huấn tại cơ sở (26/10/2005)
▪ Hải Phòng phạt tù chín đối tượng chống người thi hành công vụ (25/10/2005)
▪ Trắng da với mỹ phẩm thiên nhiên (25/10/2005)
▪ Sàng lọc tế bào phát hiện sớm viêm và ung thư tử cung (25/10/2005)
▪ Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen (25/10/2005)
▪ Sếp bất công, nhân viên sẽ tổn thọ (25/10/2005)