![]() |
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Thùy Chi
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2017 và triển khai công tác trọng tâm năm 2018.
Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm chủ trì, với sự tham gia của các thành viên Ủy ban Quốc gia; đại diện các bộ ngành; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh, thành...
Về tình hình dịch HIV/AIDS, trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3.484, số bệnh nhân tử vong 1.260 trường hợp. Ước tính năm 2017 sẽ phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng 1.800 người nhiễm HIV tử vong.
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm 2017, nữ chiếm 22%, nam chiếm 78%, lây truyền qua đường tình dục chiếm 58%, lây truyền qua đường máu chiếm 32%, mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không rõ chiếm 8%. Lây truyền qua đường tình dục tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trở lại đây.
Số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn sống là 208.371 trường hợp, tuy nhiên số quản lý được chỉ đạt 80%, số bệnh nhân AIDS trong số người nhiễm HIV là 90.493 trường hợp, tổng số người nhiễm HIV tử vong từ đầu dịch đến nay được báo cáo là 91.840 trường hợp.
Về công tác phòng, chống ma túy, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 15/11/2017, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 222.582 người, tăng 11.831 người so với năm 2016. 58 địa phương có người nghiện tăng.
Độ tuổi dưới 16 chiếm 0,1%; từ 16 đến dưới 30 là 49%; từ 30 tuổi trở lên chiếm 50,9%. Nam chiếm 96%, nữ chiếm 4%. Số người nghiện ma túy tổng hợp tiếp tục gia tăng; theo số liệu báo cáo từ 21 địa phương có thống kê, phân loại, số người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 46% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (15.447/33.338 người).
Đối với công tác phòng, chống mại dâm, số người bán dâm hiện thống kê hơn 13.000 người. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của một số tổ chức xã hội thông qua hệ thống các câu lạc bộ, các nhóm tự lực thì số lượng người bán dâm lớn hơn rất nhiều.
Các tụ điểm hoạt động mại dâm khu vực công cộng chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn đã giảm về số lượng và mức độ công khai, tuy nhiên tình hình tệ nạn mại dâm hoạt động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ gây khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm soát và mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, mại dâm trẻ em…; môi giới mại dâm thông qua mạng internet ngày càng gia tăng và phổ biến; các hành vi khiêu dâm, kích dục vẫn còn diễn ra tại một số nhà hàng, quán bar, karaoke, cà phê đèn mờ, spa, xông hơi, mát xa…
Thùy Chi
▪ Bình yên nơi biên giới (04/12/2017)
▪ TPHCM: Đối mặt những thách thức có ảnh hưởng tới quyền trẻ em (02/12/2017)
▪ Buôn hàng thảo mộc kèm thêm thùng quả anh túc (01/12/2017)
▪ Bộ Lao động: Tiền đóng bảo hiểm 28 năm chỉ đủ lương hưu 8 năm (30/11/2017)
▪ Cần dồn tổng lực để đạt được mục tiêu 90-90-90 (29/11/2017)
▪ Áp dụng triệt để khung hình phạt tăng nặng đối với xâm hại trẻ em (28/11/2017)
▪ Xét nghiệm HIV sớm để đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 (27/11/2017)
▪ Bảo đảm cuộc sống không có bạo lực cho phụ nữ và trẻ em gái (25/11/2017)
▪ Cảnh sát ‘vây’ 8 nhà hàng, hàng trăm dân chơi nháo nhào (25/11/2017)
▪ Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới (25/11/2017)