Ðây là giai đoạn then chốt phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, phấn đấu quyết liệt để phát triển đất nước. Trong đó, việc phát huy quyền dân chủ, sức mạnh đoàn kết dân tộc là vô cùng quan trọng.
Tôi hoàn toàn nhất trí với phần dự báo tình hình những năm sắp tới (phần III/1 trong Dự thảo Báo cáo Chính trị): Từ nhận định ấy, Ðảng ta đã đề ra đường lối, mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm 2006- 2010, cùng các chính sách, giải pháp khá toàn diện đồng bộ với các giải pháp, chủ trương đã nêu khá đầy đủ trong Dự thảo.
Ðây là giai đoạn then chốt phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, phấn đấu quyết liệt để phát triển đất nước. Trong đó, việc phát huy quyền dân chủ, sức mạnh đoàn kết dân tộc là vô cùng quan trọng.
Vì vậy chúng ta phải tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và dân tộc trong nhiệm kỳ tới. Chúng ta phải thấy rõ là trong quá trình 20 năm đổi mới, nhất là nhiệm kỳ Ðại hội IX, toàn Ðảng, toàn dân ta và cả hệ thống chính trị đã không ngừng nâng cao nhận thức, đổi mới và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vấn đề tôn giáo, dân tộc và kiều bào ta ở nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Công tác tôn giáo, dân tộc trong 20 năm đổi mới và nhất là trong nhiệm kỳ Ðại hội IX vừa qua đã làm được nhiều việc và càng ngày càng đổi mới, đã đạt được những kết quả rất quan trọng, được giáo dân, kiều bào ta ở nước ngoài phấn khởi ghi nhận, ca ngợi.
- Tuy nhiên sự chuyển biến đổi mới nhận thức này mới là bước đầu. Sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ đồng bộ. Ðiều đáng lưu tâm là bộ máy và cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo, dân tộc còn nhiều bất cập, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Vai trò tác dụng chưa rõ nét. Nhìn chung là từ đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học về tôn giáo, dân tộc đến đội ngũ cán bộ quản lý vận động tôn giáo, dân tộc còn chưa nhiều kiến thức, hiểu biết về tôn giáo, dân tộc mà mình được phân công nghiên cứu.
Ðây là điều cần được sự quan tâm tập trung chỉ đạo, giải quyết tiếp tục trong thời gian tới. Vì vậy việc nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, dân tộc và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh" phải là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết của các cấp, các ngành từ Trung ương đến phường, xã, làng, bản để tạo bước chuyển mạnh mẽ cả về nhận thức, tổ chức vận động thực hiện tốt lĩnh vực quan trọng này.
TUỆ-KHƯƠNG (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)
-------------------------------------
Nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân
Ðánh giá về những kết quả thực hiện đường lối đối ngoại của Ðảng ta trong 5 năm qua, Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ, hoạt động đối ngoại được mở rộng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội... Nước ta đã chủ động và tích cực tham gia hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, khu vực; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam. Công tác đối ngoại nhân dân có bước phát triển mới.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với những đánh giá đó. Tôi xin góp ý về phần quan hệ đối ngoại. Trong 5 năm qua, cùng với các hình thức đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân của nước ta đã góp phần quan trọng đưa vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới. Các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân liên tục có các hình thức quan hệ với các tổ chức nước ngoài, qua đó, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giúp đỡ nhau giữa nhân dân các nước với nhân dân Việt Nam. Các hình thức đối ngoại nhân dân được mở rộng, góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực đa dạng của cuộc sống xã hội cũng giúp nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.
Về những phương hướng trong việc mở rộng công tác đối ngoại nhân dân, Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh. Ðể có thể thực hiện thắng lợi những phương hướng đã đề ra, chúng tôi xin góp ý một số giải pháp chính như sau:
- BCH Trung ương Ðảng cần có nghị quyết về công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng. Ðây sẽ là kim chỉ nam để các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân chủ động, linh hoạt và sáng tạo mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân với các đối tác nước ngoài. Các hoạt động đối ngoại nhân dân cần bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Ðảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.
- Công tác đối ngoại nhân dân phải trở thành công việc của mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi người dân. Muốn vậy, phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng cấp. Cần có các hình thức tuyên truyền sâu rộng để các chủ thể tham gia quan hệ đối ngoại nhân dân hiểu và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Ðảng ta. Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay, việc quan hệ giữa các tổ chức quốc tế, giữa các đoàn thể nhân dân nước ngoài với Việt Nam đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hết sức chú ý tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong khi chủ động hội nhập quốc tế.
- Ðổi mới và đa dạng hóa các hình thức đối ngoại nhân dân bằng các hình thức đa dạng hóa chủ thể, đa dạng hóa quan hệ, chủ động trong quan hệ... Tăng cường các hình thức giao lưu, phối hợp tổ chức hoạt động.
- Trong phần về kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Dự thảo, theo chúng tôi, nên bổ sung ý: Nhìn nhận đúng mức hơn vai trò, đóng góp của FDI, ODA trong nền kinh tế nước nhà, và có những giải pháp tích cực, hữu hiệu hơn để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút nhiều hơn FDI, ODA cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó...
PHẠM HUY GIANG Phó Bí thư Thành Ðoàn Hà Nội
|