Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Các Website khác - 03/02/2009

 Bãi trông xe của Phủ Tây Hồ đến gần trưa mà vẫn chật kín xe cộ, ngày đầu năm, người đi Phủ rộn ràng hơn cả đi chơi Tết.

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Hai tay hai lễ

Phủ Tây Hồ (còn gọi là phủ Mẫu Tây Hồ) thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của Việt Nam (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Tục  truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du khắp nơi, khi qua đảo Tây Hồ, thấy nơi đây địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Từ nhiều năm nay, ngay ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán, người Hà Nội đã tấp nập đi Phủ Tây Hồ, bởi không chỉ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Hà thành mà còn có cảnh quan rất đẹp. Bác Hòa, nhà ở Giảng Võ, Hà Nội cho biết: "Mọi năm tôi đi Phủ từ ngày mồng 1 Tết, nhưng năm nay trong nhà có người ốm nên hôm nay mới đi được. Đi Phủ, để cầu mong sức khỏe, bình an và hạnh phúc cho con cháu, đó có lẽ là điều mà người mẹ, người bà nào cũng muốn khi đến đây".

Lễ của bác Hòa cũng như mọi năm, một cành hoa tươi, ba cành hoa giả, một xấp tiền vàng, ba quả táo, trầu, cau, rượu và thêm một ít tiền lẻ, bởi theo bác, đi lễ thì tấm lòng thành là chủ yếu.

Lễ to nhỏ, thấp cao theo chân nhau vào Phủ

Theo lời một cụ bà bán hàng ở đây, Tết năm nay lượng người đi Phủ không đông bằng năm ngoái, có thể do mọi người nghỉ Tết quá dài cho nên chắc phải đến gần rằm tháng Giêng thì mới quá tải. Cũng vì thế nên các hàng hoa quả, tiền vàng... bán không chạy như các năm trước.

Tuy nhiên, vào trong Phủ, lượng người tuy không quá đông đến mức không di chuyển được nhưng cũng phải rất khó khăn mới mang được lễ vào gian thờ. Thậm chí, có người còn làm rơi vỡ đồ vì lễ quá cồng kềnh.

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Hàng quán bán lễ đi Phủ bán không "chạy"

Điều đặc biệt là mặt hàng bán khá chạy tại Phủ Tây Hồ lại là quần áo giảm giá. Trước lối vào Phủ đã trở thành một cái chợ nhỏ với đủ mặt hàng, ăn uống, hoa quả, quà lưu niệm, túi xách, quần áo cho đến . Ở đây, túi xách đề là làm bằng da có giá từ 40.000-60.000 đồng/chiếc, áo len có loại bán 15.000 đồng/chiếc, bộ đồ ngủ ở nhà chỉ 40.000 đồng/bộ... Người đi lễ xong đi ngang thấy hấp quá nên lại ghé vào mua, thế là cảnh mua bán bên ngoài cũng không kém phần náo nhiệt như trong Phủ..

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Những hàng quần áo đại hạ giá rất hút khách đi Phủ Tây Hồ

Dưới đây là những hình ảnh tại Phủ Tây Hồ mà Zing News ghi lại vào sáng mồng 9 Tết:

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Người chen chúc nhau đi lễ Phủ Tây Hồ
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Gửi niềm tin và điều mong ước cho một năm mới
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Không chen vào được gian chính thì đứng thắp hương và khấn ở bên ngoài

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ

Không chỉ chị em mà rất nhiều đấng nam nhi cũng đi lễ Phủ Tây Hồ đầu năm để cầu may

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ

Lễ nhiều và cao trong khi người đông nên rơi hết xuống đất. nhiều người cho rằng đi lễ mà gặp tình huống như thế là điều không may mắn.
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Trong khi đó, tại gian chính người người chen chúc nhau tìm chỗ đứng

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ

Phải vất vả lắm mới chen được vào chỗ đặt lễ, nhưng lễ nọ chồng lên lễ kia ngổn ngang
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Người đi Phủ khá đa dạng, từ nam nữ, trung niên người già cho đến trẻ đều lên đây cầu may vì tin rằng Phủ Tây Hồ rất thiêng
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Đốt vàng mã, tiền bạc
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Hoàn tất việc đi lễ, nhiều người chụp ảnh lưu niệm và ngắm phong cảnh Phủ Tây Hồ
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Nếu mệt mỏi, thì có thể dựa vào những thân cây hoặc thành bao quanh, nhìn về phía Phủ hoặc hướng ra Hồ Tây lộng gió

Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ

Sau mấy tiếng chen chúc với lễ, hương, khấn, vái nhiều người khá mệt vả ăn đồ đi lễ ngay tại Phủ
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ
Những người khác thì ra về với gương mặt thỏa mãn và rất nhiều 'lộc' trên tay
Rộn ràng đi Phủ Tây Hồ

Theo Zing