Virus H5N1 thể hiện tại không dễ lây nhiễm giữa người với người
Các Website khác - 23/03/2006
Các nhà khoa học cho biết, virus H5N1 ở thể hiện tại không dễ lây nhiễm giữa người với người là do các chủng virus cúm gia cầm lây nhiễm sang người qua các cơ quan nhận cảm, hay các phân tử trên tế bào, hoàn toàn khác cách lây nhiễm qua đường hô hấp của chủng virus cúm ở người.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định chưa có dấu hiệu virus cúm gia cầm biến đổi để có thể lây từ người sang người.

WHO nhấn mạnh các trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người đều do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chim đã bị nhiễm virus H5N1. Bệnh cúm gia cầm cho đến nay vẫn là bệnh ở động vật và chưa có dấu hiệu nào cho thấy virus H5N1 đã biến đổi để trở thành virus dễ lây từ người sang người.

Các nhà khoa học cho biết, virus H5N1 ở thể hiện tại không dễ lây nhiễm giữa người với người là do các chủng virus cúm gia cầm lây nhiễm sang người qua các cơ quan nhận cảm, hay các phân tử trên tế bào, hoàn toàn khác cách lây nhiễm qua đường hô hấp của chủng virus cúm ở người. Các cơ quan nhận cảm hoạt động như một "cửa ngõ" cho phép virus xâm nhập vào tế bào, sinh sôi nảy nở và lan sang các tế bào khác. Con người có các cơ quan nhận cảm đối với các chủng virus cúm gia cầm, trong đó có H5N1. Tuy nhiên, các cơ quan cảm nhận này nằm sâu trong phổi, trong khi các tế bào ở đường hô hấp trên của người lại không có các loại cơ quan nhận cảm mà virus cúm gia cầm nhằm vào, do đó hạn chế đáng kể nguy cơ lây nhiễm giữa người và người.

Phóng viên TTXVN tại Angiê cho biết một hội nghị kéo dài ba ngày, với sự tham gia của 46 nước châu Phi, đã kêu gọi các nước nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thông báo sớm các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; đề nghị tăng cường khẩn cấp cho các phòng thí nghiệm của châu lục này; các hãng hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển mẫu xét nghiệm bệnh.