Chúng ta không thể phủ nhận xài bao cao su có rất nhiều “cái lợi”, thế nhưng không phải ai cũng biết được tác dụng ngược của “anh chàng vệ sĩ” này!
Bao cao su được biết đến rộng rãi với hai mục đích sử dụng chính là ngừa thai và làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận là xài bao cao su có rất nhiều “cái lợi” như: Dễ mua ở các hiệu thuốc hay cửa hàng dược phẩm, rẻ mà an toàn, thuận tiện và dễ sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng biết được tác dụng ngược của “anh chàng vệ sĩ” này:
Nguy cơ có bầu
Bất kì biện pháp tránh thai nào cũng có rủi ro là có bầu ngoài dự định. Mặc dù bao cao su được đánh giá là biện pháp tránh thai có tính hiệu quả cao nhưng theo con số thống kê của Liên đoàn Planned Parenthood tại Mỹ thì cứ 100 phụ nữ có “bạn tình” xài bao cao su khi “giao ban” thì có 2 người vẫn có em bé cho dù họ đã “thực hành” rất đúng theo hướng dẫn. Còn trong 100 cặp không dùng bao cao su thì có 15 phụ nữ có bầu.
Những bao cao su theo tiêu chuẩn cũ trước đây dễ bị giòn và dễ rách hơn. Tương tự như vậy, những sản phẩm được làm từ dầu như dầu hỏa bôi trơn hay dầu mỡ và dầu ăn có thể sẽ khiến condom không chắc chắn và dễ đứt hoặc rách.
Dị ứng với nhựa mủ cao su
Rất nhiều loại bao cao su được làm từ nhựa mủ cao su lấy từ nhựa cây cao su. Theo Viện nghiên cứu Dị ứng và Miễn dịch của Mỹ, một số phụ nữ thực sự bị phản ứng với chất protein có trong cao su dẫn đến dị ứng.
Những dấu hiệu dị ứng có thể rất đa dạng như: hắt hơi liên tục, nhảy mũi, phát ban, nổi ngứa hoặc nặng hơn như thở khò khè, sưng tấy vùng kín, chóng mặt và đầu óc trống rỗng.
Tuy nhiên, cũng theo tổ chức này, số phụ nữ bị dị ứng với nhựa mủ cao su tương đối thấp, trong 100 phụ nữ tiếp xúc với bao cao su làm từ chất liệu mủ cao su thì chỉ có một hoặc 2 người bị.
Lời khuyên cho những chị em hay bị dị ứng là hãy thay thế bao cao su làm từ nhựa mủ cao su bằng bao cao su làm từ cao su nhân tạo.
Không phòng được tất cả các STDs
Các loại bao cao su được biết đến như một “vệ sĩ” hàng đầu trong việc phòng tránh HIV và có hiệu quả cao trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm các STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) như: bệnh giang mai, nấm chlamydia, bệnh lậu và viêm nhiễm sinh dục HPV.
Tuy nhiên, anh chàng vệ sĩ này lại không đủ khả năng bảo vệ “chủ nhân” trước các bệnh tình dục có khả năng lây truyền qua cả các lớp bảo vệ ngoài da như bệnh ghẻ,...
Tổ chức Sức khỏe xã hội của Mỹ đã nhấn mạnh rằng mặc dù có thể giảm nguy cơ mụn giộp vùng kín nhưng bao cao su lại không thể bảo vệ tất cả các vùng da mà virus gây mụn giộp có thể “làm tổ” và “trú ngụ”, do đó, nó vẫn có thể lây bệnh cho đối tác khi hai người “giao ban”.
Thêm vào đó, không phải lúc nào các chiến binh bao cao su cũng được làm cẩn thận chu đáo và những lỗ hổng nhỏ li ti do vô tình cũng có thể tạo điều kiện cho HIV và STDs lọt qua.
Phản đối của người dùng
Không phải ai cũng biết rằng, một mặt trái nữa của bao cao su là không được sự ủng hộ và ưng thuận của người dùng. Không ít quý ông phàn nàn rằng, chiến binh bao cao su làm họ mất cảm giác và mất hết sự lãng mạn khi buộc phải sử dụng chúng.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được Tổ chức Planned Parenthood giải quyết khi khuyên các quý ông hãy vượt qua những khó chịu này bằng những cách khác nhau như: thử xài các loại sản phẩm bao cao su khác nhau với những size khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất và khiến cả hai cảm thấy thoải mái nhất.
Thu Hương (Theo Livestrong)
▪ Quan niệm sai lầm về sức khỏe tình dục (04/09/2010)
▪ Cần lắm! Một chính sách quốc gia về an toàn tình dục (14/08/2010)
▪ Hoảng loạn vì "nghiện tình dục" (14/08/2010)
▪ Dịch HIV/AIDS có sự thay đổi về phân bố giới tính (16/07/2010)
▪ Mẹ và con gái (02/07/2010)
▪ Hiểu sai người đồng tính (29/06/2010)
▪ Teen nói 'không' với đòi hỏi của bạn trai (13/05/2010)
▪ Tuổi ngấp nghé yêu và vấn đề giáo dục giới tính (10/05/2010)
▪ Lúng túng sinh lý và bệnh lý trẻ dậy thì (06/04/2010)
▪ Ở trường Cao đẳng Bến Tre : Sinh viên vững tin vào sự hiểu biết (24/03/2010)