Kết hôn với một người đàn ông đã có con riêng, nhiều cô gái trẻ chưa một lần làm mẹ nhưng phải gánh trên vai trách nhiệm chu toàn tình mẫu tử. Dĩ nhiên, khó khăn, vất vả sẽ không thể tránh khỏi. Hôm đầu về làm dâu, Hồng (Quận Ba Đình) đã được bố mẹ chồng triệu tập gấp. Theo đó, vợ chồng Hồng được phép ở riêng nhưng cậu con trai 3 tuổi của chồng phải ở cùng ông bà.
Trước sức ép của hai vợ chồng, ông bà nội đành chấp nhận trả thằng bé lại. Tuy vậy, mang tiếng là không sống cùng bố mẹ chồng, nhưng ngày nào Hồng cũng thấy mẹ chồng xuất hiện, theo đúng lịch trình có sẵn. Hồng than thở: “Mình không được phép can thiệp vào cách dạy cháu của bà. Chẳng biết sau này, bé có nhận mình làm mẹ không, nhưng hiện tại, muốn tốt một chút cũng khó quá". Con gái riêng của Hà (Quận Tây Hồ) mới lên 5. Hàng ngày, bé cứ bám riết lấy bà giúp việc và nhất định không chịu gọi Hà bằng mẹ. Bé còn nhỏ nên hai vợ chồng cũng không để tâm nhiều. Tuy nhiên, Hà lại mâu thuẫn việc dạy bé với bà giúp việc lớn tuổi trong nhà. Hà muốn chìa tay bế mà bé còn lắc đầu từ chối, mua quà cho bé mà bé còn khép nép, ngại ngùng… Khoảng cách giữa Hà với con riêng ngày càng xa. Vì vậy, chẳng biết đến bao giờ Hà mới nghe bé gọi một tiếng “mẹ”. Câu nói “mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” vẫn như một lời cảnh báo khó khăn với những bà mẹ kế tốt bụng. - Bạn nên tìm cách gần gũi, nói chuyện với bé hàng ngày. Mấy ngày đầu, có thể bạn còn ngượng ngùng, chưa quen, nhưng nếu không nỗ lực, bạn sẽ càng ngày càng xa cách với bé hơn. - Không nên tỏ ra quá gay gắt khi bé phản ứng lại: Giai đoạn đầu, vê mặt tâm lý, bé vẫn coi bạn là người lạ, thậm chí còn ghét hay nói hỗn với bạn. Bạn nên khéo léo, cẩn trọng và tế nhị để tìm cách uốn nắn bé. - Không nên nói xấu bé với chồng: Bạn nên giữ thái độ hòa nhã khi muốn phê bình, nhắc nhở hay trừng phạt bé. Bạn chỉ nên hỏi ý kiến chồng để thống nhất quan điểm dạy bé chứ không nên kể tội và nhờ chồng đánh đòn bé. Làm như vậy, mối quan hệ giữa hai mẹ con sẽ càng xấu đi. - Không ép buộc bé thay đổi thói quen một cách đột ngột: Nếu truớc đây, bé vẫn có thói quen bày biện đồ đạc lung tung hay vừa ăn vừa chạy nhảy làm rơi vãi thức ăn, bạn không nên vội vã cấm đoán bé. Thay vào đó, bạn có thể trao đổi để cùng chồng nhắc nhở bé từ từ. - Tuyệt đối không nên âu yếm chồng trước mặt bé: Hành vi này khiến bé có cảm giác mình bị bỏ rơi hoặc bạn đã “cướp” mất bố của bé, nên bé càng ghét bạn hơn. Với bé lớn hơn, hành vi âu yếm này càng không nên để cho bé thấy. - Nếu bạn có con, nên tìm cách đối xử công bằng giữa con chung – con riêng để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé và gây xáo trộn hạnh phúc gia đình. Theo Ngọc Bình |
▪ Dạy cho con gái mới lớn về tình dục (24/09/2008)
▪ Nam giới và 5 triệu chứng không thể coi thường (24/09/2008)
▪ "Phút hớ hênh" và những chuyện buồn dài tập (24/09/2008)
▪ Những điều nên làm khi còn độc thân (24/09/2008)
▪ Chuyện yêu thời nay (23/09/2008)
▪ Gái đẹp ở đời... (23/09/2008)
▪ Hội chứng "cong đinh" (23/09/2008)
▪ Vô sinh vì lạm dụng thuốc điều kinh nguyệt (23/09/2008)
▪ Hạnh phúc sau nỗi đau (23/09/2008)
▪ Kinh hoàng "đầu gấu" tuổi học trò (23/09/2008)