Hanoinet - Trước đây khi ở nhà, V cùng phòng với chị gái nên chẳng có chút ngại ngần nào cả. Mỗi lần thay đồ, dù có chị trong phòng vẫn cứ thoải mái như không. Thói quen ấy lặp lại khi V chuyển đến phòng mới này.
Quần cạp trễ, áo ngắn, mỗi lần V ngồi mà để hở cả một “khoảng trống” to đùng phía lưng, “đồ trong, đồ ngoài” đều “lộ thiên” hết là chuyện bình thường. Đừng tưởng con gái vì “phút hớ hênh” mà hở chỗ này, chỗ kia, lọt vào mắt con trai mới có thể sinh chuyện bàn tán… Khi con gái hở, lọt vào mắt con gái, cũng có lắm chuyện dở khóc, dở cười…
“Phút hớ hênh” và những chuyện buồn dài tập
N.Vân là sinh viên năm 1 trường K. Mới chân ướt chân ráo ra Hà Nội nên bố mẹ V xin vào ký túc xá của trường ở cho yên tâm.
Trước đây khi ở nhà, V cùng phòng với chị gái nên chẳng có chút ngại ngần nào cả. Mỗi lần thay đồ, dù có chị trong phòng vẫn cứ thoải mái như không. Thói quen ấy lặp lại khi V chuyển đến phòng mới này.
Vì nghĩ rằng: “Cùng là con gái với nhau, có gì phải ngại ngần cơ chứ. Vậy là mỗi lần thay đồ, V vẫn cứ “hồn nhiên” ngay giữa phòng.
 |
Những khoảng trống của teen |
Có lẽ V chẳng ngờ được rằng, những lời “rỉ tai” nhau bắt đầu xuất hiện, chủ đề chính lại vô cùng… nhạy cảm, đó là “vòng 1” của V. Nào là: “Trời, tao thấy vòng 1 của nó màu sẫm lắm, mà người ta nói rằng những người như vậy là “mất hết” rồi, chẳng còn gì nữa đâu”. Tiếp đến là: “Eo, trông mặt mũi cũng hiền lành thôi mà đã “hư” rồi nhỉ?”, “Thì đấy, nó cứ hồn nhiên cởi hết, ngại ngần gì đâu, chắc… quen rồi nên mới vậy”. Chuyện không chỉ có ở trong phòng, mà còn lan cả đến tận… lớp V. Mọi người dường như đều nhìn V với một con mắt không mấy thiện cảm. Khi biết chuyện qua một cô bạn thân, V vô cùng sửng sốt và bất ngờ, không thể nào tin vào tai mình được.
L.A (HN) lại gặp rắc rối khác, nguyên nhân là vì cái sự “hở” của mình. A học giỏi, là lớp trưởng, nhưng lại chẳng được bạn bè quý chút nào. Nguyên nhân một phần là bởi lớp của A đa phần mọi người đều ăn mặc rất giản dị, chỉ có mình A là “nổi trội” nhất, đông con gái nên càng dễ “soi” nhau. Quần cạp trễ, áo ngắn, chuyện mỗi lần V ngồi mà để hở cả một “khoảng trống” to đùng phía lưng, “đồ trong, đồ ngoài” đều “lộ thiên” hết là chuyện bình thường. Vậy là, những cô bạn bàn sau “soi” được cả… mác, nhãn hiệu “đồ trong” của A.
Và cũng từ đó, A luôn được gọi bằng cái tên: “Triumph đỏ”, ngày khác thì là “Triumph xanh”. Thậm chí, “hài” hơn nữa là có ngày A bước vào lớp, bạn bè bên dưới vừa cười khúc khích vừa: “Mày nghĩ hôm nay nó mặc… màu gì?”. A cầm quỹ lớp, mỗi lần chi tiêu cái này cái kia mà không được ủng hộ, thể nào cũng có lời ra tiếng vào: “Ui giời, bạn í sành, toàn triumph trở lên, tiêu hoang là phải”. Một lần khác, A đã phải bật khóc khi cậu bạn hàng xóm lớp bên cạnh hỏi: “Này, sao thấy mấy người lớp kia gọi ấy là “bạn triumph”, tớ chẳng hiểu gì cả”…
Việc “trả đũa” nhau dường như không còn là vấn đề gì quá xa lạ trong thế giới teen. H trong một lần diện áo cổ sâu, lại cúi xuống nên “hở toàn cục” là điều khó tránh khỏi. Cũng trong lúc ấy, M cầm điện thoại và “chộp” ngay được. Lúc đầu, cũng chỉ định chụp trêu cho vui, nhưng sau đó, H và M có mâu thuẫn và cãi cọ lớn.
Vậy là M nghĩ đến tấm hình kia và việc “trả đũa” bạn. M tìm được địa chỉ email của người yêu H, đồng thời lập ra một email giả là… người yêu cũ của H. Tiếp theo đó là những lời bịa đặt về H, về “tình yêu thắm thiết” cũng như sự “hết mình” của H dành cho người cũ. Chưa hết, M còn “cảnh báo” rằng bức hình kia là “nhẹ nhất”, còn rất nhiều bức hình khác “hay ho” hơn nhiều. Kết quả là mặc cho H thanh minh, giải thích, người yêu H không đủ lòng tin để chấp nhận.
Người ngoài cuộc nghĩ gì?
“Tớ nghĩ rằng những người bạn trong trường hợp trên thật là vô lý. Vì những chuyện nhỏ xíu thế mà nói này nói nọ, nghĩ ra đủ kiểu, bày ra đủ trò để mà làm khổ bạn bè mình. Dường như teens bây giờ không tránh khỏi được sự xoi mói lẫn nhau, ghen tị và cả… ghê gớm nữa. Suy cho cùng thì là nhận thức của mỗi người thôi. Làm những việc như thế, nói những lời như thế chẳng hay ho gì cả”. (Hoàng Mạnh Quân, HN).
“Không thể chỉ trách người khác, trước hết là phải nhìn lại mình đã chứ? Như V chẳng hạn, ở nhà thế nào cũn được, như ra một môi trường mới, bạn bè mới, sự “hồn nhiên” quá cũng không nên tẹo nào. Còn A, đi học mà ăn mặc như thế liệu có phù hợp không? M cũng phải suy nghĩ lại về cái áo quá sâu của mình… Mình có bất cẩn thì người khác mới có cơ sở để mà nói chứ? Việc con gái bây giờ ăn mặc “hở đủ chỗ” không hiếm, theo tớ thì cũng không hay chút nào cả…” (Hoàng Mai Anh, HP).
Còn bạn, bạn nghĩ sao?