Trước hết bạn cần biết vì sao một người nói dối. Nếu họ là những kẻ nói dối bẩm sinh thì nói dối chỉ đơn giản vì đó là khả năng của họ. “Hầu hết mọi người nói dối khi họ cảm thấy không “an toàn” nếu nói thật”, chuyên gia tâm lý về những mối quan hệ Jackie Black nhận xét. Đây không phải là một lời bào chữa cho việc nói dối, mà nó ám chỉ một mối quan hệ mà trong đó một bên quá sợ đối mặt với sự phản đối từ bên kia, và họ chọn cách dễ dàng hơn là giấu nhẹm sự thật đi. Giả dụ bạn gặp phải trục trặc gì đó và quyết định không bàn bạc gì với người bạn đời của mình bởi vì bạn sợ khi nghĩ đến cách họ phản ứng, có lẽ đó cũng chính là cảm giác của người kia khi nói dối bạn.
Vậy còn những dấu hiệu? Ban đầu, họ có thể không nói dối trắng trợn ngay mà sẽ tìm cách lảng tránh. Tiến sĩ Black cho rằng: “ Khi nói dối người ta sẽ thấy không thoải mái, họ không còn chú tâm chuyện trò mà thay vào đó là cảm giác như chỉ cố cử động cơ hàm để cuộc đối thoại được tiếp diễn”. “Khi ta hỏi thẳng vào vấn đề họ sẽ tránh trả lời câu hỏi một cách trực tiếp hoặc nói “Anh(em) không rõ lắm”. Một điều đáng chú ý là nếu càng căn vặn làm họ khó chịu, họ càng giấu đi sự thật, và cố nói dối quanh co cho đến khi cuộc đối thoại giữa hai người kết thúc. Và khi đã nói dối một lần, họ sẽ tiếp tục nói dối những lần khác.
Chấm dứt nói dối
Làm thế nào để chấm dứt những lời nói dối đó? Tiến sĩ Black cho biết bạn cần xây dựng mối quan hệ dựa trên những nguyên tắc sau:
- Hành động xuất phát từ thiện chí và quan tâm sâu sắc
- Đặt mình vào vị trí của người bạn đời để hiểu cảm giác của họ và biết cư xử với họ
- Tạo không khí thoải mái, không áp lực, không thù hằn giữa hai vợ chồng
- Hoặc chỉ đơn giản là luôn làm nhau ngây ngất trong tình yêu, thế là đủ.
Xét đoán cử chỉ
Rất nhiều trường hợp, lời nói và cử chỉ không thống nhất - lời nói thì nghe có vẻ rất thuyết phục nhưng cử chỉ lại phát đi một thông điệp khác. Sau đây là 6 dấu hiệu cử chỉ của người nói dối. Nếu chỉ gặp 1,2 lần thì chẳng có nghĩa gì cả, nhưng nếu thấy lặp đi lặp lại thì bạn cần để tâm đến rồi đó.
- Che mồm khi nói. Một cách vô thức họ muốn che đậy những điều không thật thốt ra từ mồm mình. Họ có thể che cả miệng hoặc chỉ đặt ngón tay trên môi.
- Sờ mũi. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng khi nói dối mô ở mũi sẽ phồng lên, điều đó có nghĩa là chỉ cần mũi họ phồng lên chớp nhoáng ta hiểu là họ đang nói dối (hoặc đó có thể là do thời tiết cũng nên)
- Đảo mắt. Khi nói dối, bản năng của chúng ta là quay mặt đi vì ngại ngùng. Để che giấu điều đó, nhiều người lấp liếm bằng cách đảo mắt nhanh.
- Sờ tai. “Mồm gần tai”, nên khi nói dối bản năng của họ là sờ lên tai. Cử chỉ của họ có thể là sờ sau tai hay giật giật phần thuỳ tai.
- Chú ý đến cổ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói dối sẽ gây ngứa các mô trên cổ, điều đó khiến người nói dối gãi hay bẻ cổ áo. Dấu hiệu này chứng tỏ người đang nói cảm thấy không chắc chắn. Vì vậy hãy nhớ điều này nếu thấy vợ yêu của bạn làm như vậy sau khi nói: “Đương nhiên là cái váy Prada này em mua ở ngăn giảm giá rồi.”
- Lắc đầu khi nói đồng ý. Nếu anh ấy gật đầu và nói, “Ừ, anh về muộn vì anh phải hoàn tất một dự án lớn”, anh ấy thực sự về muộn vì công việc. Nếu anh ấy nói lằng nhằng quanh co cũng với ý như vậy nhưng lắc đầu khi nói thì lần sau bạn cứ ra quán bia mà tìm chàng nhé.
▪ Giáng Sinh này: Tặng quà chàng hay không? (08/12/2008)
▪ "Sở thích tức thời" và tình yêu... "tương đối" (08/12/2008)
▪ Hôn nhân - chiếc đồng hồ báo thức (08/12/2008)
▪ Chuyện vợ chồng và ngộ nhận “biết tuốt” (08/12/2008)
▪ 6 điều chưa biết về hôn nhân (06/12/2008)
▪ Khi chàng thích yêu cô "đầu gấu" (06/12/2008)
▪ Khi nào anh sẽ hết yêu em? (06/12/2008)
▪ Tình yêu... tụt hạng? (06/12/2008)
▪ Anh yêu em, cô bé có cái tên 'quê quê' (05/12/2008)
▪ Tại sao phụ nữ yêu đàn ông? (05/12/2008)