![]() |
Tất nhiên hầu hết các cặp vợ chồng sẽ làm lành. Nhưng nếu bạn không cẩn thận đánh giá lại mỗi vụ cãi nhau lặt vặt, rất có thể tương lai sẽ trở nên u ám và cuối cùng là “đường ai nấy đi”. |
![]() |
![]() |
![]() |
Sự khác biệt về quan điểm thường nảy sinh bởi những việc nhỏ nhặt nhất, từ việc ghen tuông quá mức đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như khác biệt cơ bản về tôn giáo hoặc những giá trị gia đình. Có thể hai vợ chồng không thống nhất quan điểm từ giải trí đến chính trị. Nhưng điều này thực sự không thành vấn đề. Một cuộc tranh luận là một cuộc tranh luận, và mỗi cuộc tranh luận lại có khả năng gây xáo trộn nghiêm trọng mối quan hệ của hai vợ chồng. Điều cốt yếu là cho dù vụ cãi cọ có nặng nề hay nhỏ nhặt, bạn cần phải hiểu rằng nó ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Có những cuộc tranh cãi xây dựng và những cuộc tranh cãi phá hoại. Nhưng mọi người thường nghĩ theo hướng bi quan và đa số đều cảm thấy cuộc tranh cãi của mình làm nguy hại đến mối quan hệ vợ chồng. Có những người cố quên đi chuyện bất hòa bằng cách kiềm chế cảm xúc. Thực ra, có những cuộc tranh cãi mang tính xây dựng, kể cả khi hai vợ chồng bạn la hét vào mặt nhau và bạn chán ghét vợ/chồng đến nỗi không còn muốn nhìn mặt họ nữa. Bí quyết để làm cho các cuộc tranh cãi mang tính xây dựng là đảm bảo rằng khi bạn cư xử giống như những kẻ ngốc thực sự, bạn cần đánh giá lại vụ cãi nhau và biết chắc rằng hai vợ chồng cãi nhau về việc gì. - Câu hỏi đầu tiên cần trả lời là vụ cãi nhau được khởi xướng như thế nào. Một trong những điều cần xem xét là liệu bạn hoặc người bạn đời của bạn đêm qua có mất ngủ hay không hoặc anh/cô ấy có bị stress về điều gì không. Rất có khả năng những yếu tố ngoại cảnh này chịu trách nhiệm về vụ cãi nhau. Bởi vì sẽ khá phi lý khi một cặp vợ chồng yêu nhau lại cãi nhau ầm ĩ một cách vô lý thay vì thảo luận mọi chuyện giống như những người trưởng thành. - Câu hỏi thứ hai là liệu có những vấn đề “chìm” nào khiến cho cuộc tranh cãi của hai vợ chồng vượt tầm kiểm soát. Nhiều khi những cuộc cãi cọ nảy lửa thực sự không liên quan gì đến vấn đề hiện tại. Một bà vợ kể là cô đã lục đục với chồng vì anh ấy không bao giờ quan tâm nhiều về những việc hiện tại nhưng sự thực là cô bực mình với anh bởi anh không bao giờ chở cô về nhà. - Câu hỏi cuối cùng là liệu từng vấn đề liên quan có được giải quyết ổn thỏa hay không. Thảo luận sau cãi cọ là nghĩa vụ. Một cách hay để kiểm chứng tình hình là xem hai bạn có thể nhìn vào mắt nhau không. Nếu có bất kỳ khó chịu nào, rất có thể là vẫn còn điều gì đó chưa được giải quyết. Bạn cần phải tiếp tục nói chuyện. Nếu được đánh giá đúng đắn, các vụ tranh cãi nảy lửa sẽ rất hữu ích trong việc biểu lộ những lo lắng sâu kín nhất, những nỗi sợ hãi nhất và cả cái tôi chân thực nhất của bạn. Nó sẽ là một trong những cơ hội tốt nhất để hai bạn hiểu nhau nhiều hơn. |
![]() |
Vĩnh Thương (Theo Dantri ) |
▪ Vết xe đổ trong chuyện hẹn hò (27/11/2007)
▪ Đám cưới đẹp của hai người trẻ đặc biệt (27/11/2007)
▪ Tớ đã hiểu sức mạnh của giấc mơ (26/11/2007)
▪ Chồng lúc nào cũng 'muốn' (24/11/2007)
▪ Sau tình yêu sẽ là… (22/11/2007)
▪ Phải lòng cave (21/11/2007)
▪ Mang con ra dọa chồng (21/11/2007)
▪ 10 bí quyết chọn chồng (20/11/2007)
▪ Để có tình yêu đẹp (20/11/2007)
▪ Biết cảm ơn, vợ chồng sẽ hạnh phúc (19/11/2007)