Vài năm trở lại đây, hầu hết các vụ bạo lực liên quan đến giới trẻ ở Hà Nội đều liên quan đến “hàng lạnh”. Trong những lần đến công tác ở các đơn vị nghiệp vụ của Công an Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang… chúng tôi đều được xem rất nhiều các loại vũ khí thu giữ trong các vụ án - những loại đao, kiếm tưởng chỉ có trong truyện kiếm hiệp. Thôi thì đủ cả: Từ đao Quan Công, kiếm rồng, đoản kiếm đến giáo, mác… tất cả đều được chạm khắc tinh vi, mạ sáng bóng, có vỏ, thậm chí có cả giá treo… như trong phim chưởng.
“Đã qua cái thời đánh nhau dùng gậy gộc, dao tự chế…” –Toàn, một học sinh THPT khá ngỗ nghịch ở Hà Nội nói với tôi. “Bọn nó động một cái là rút “hàng”. Đã rút là thẳng tay không nghĩ. Chúng nó đi chơi lúc nào cũng giắt “hàng lạnh” xách từ biên giới về…”
Được thể Toàn khoe ngay kinh nghiệm “giắt hàng” của đám choai choai: “Cái trò găm đồ vào cốp xe, yên xe máy xưa rồi, cơ động (cảnh sát cơ động) kiểm tra bao giờ cũng bắt mở cốp trước tiên. Hoặc là cài vào trong yếm, không thì cứ giấu trong người cho chắc ăn anh ạ. Bọn em mà đi tìm thằng nào thì nhét cả bao tải, cho lên xe taxi là an toàn nhất”.
Toàn cười làm chúng tôi lạnh người: “có tí hàng “giắt” vào người cứ như kiểu đi vào sàn nhảy có ngoại tệ ấy mà, tự tin hẳn.”
Suy nghĩ về những thứ “hàng lạnh” mua như mua đồ chơi trẻ con, tôi đã ngược lên các điểm nóng về buôn lậu như Tân Thanh, Kỳ Lừa, Đồng Đăng (Lạng Sơn); Cốc Lếu (Lào Cai)… để tìm hiểu đường đi của những mặt hàng nguy hiểm này.
Chúng tôi đến làm việc với Đồn Công an Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn và được Trung Tá Dương Xuân Hộ - Phó trưởng đồn cho “mục sở thị” một kho toàn “hàng lạnh” mà cơ quan này vừa bắt giữ. Chỉ mới cầm lên tôi đã thấy lạnh cả sống lưng, nghĩ đến cảnh đống hàng lạnh này và trót lọt về xuôi, đám “tuổi teen” manh động có trong tay thì nguy hiểm vô cùng. Ghê nhất có lẽ là thanh đao “Quan Công”, bên trên còn được gắn thêm 1 phi tiêu bằng thép dài khoảng 5cm. Để chứng minh cho độ nguy hiểm của nó, Trung tá Hộ cầm chiếc phi tiêu lên phi thử vào tấm gỗ ở cuối phòng, chiếc tiêu cắm phập gần đến 2 cm. Trung tá Dương Xuân Hộ cho biết: Những thứ này khi bắt được thường thì chủ hàng bỏ của chạy lấy người hoặc có bắt được cũng chỉ là cửu vạn.
Tôi đã bỏ ra một ngày để đi thực tế tại cửa khẩu Tân Thanh, với quyết tâm mua được một món “hàng lạnh” về để chụp ảnh viết bài. Đang đứng lơ ngơ trước Trung tâm Thương mại Hồng Công, chưa kịp bày tỏ ý định thì tôi đã nhận được lời mời của một thanh niên đang đá cầu ở hè đường: “Mua kiếm không anh?”
Tôi vờ gật đầu. Chỉ chờ có thế, anh ta lôi trong túi ra một catalogue in hình các loại đao, kiếm. “Anh cho em xem trực tiếp chứ nhìn thế này hoa mắt lắm”. Nhìn tôi từ đầu đến chân một lượt, gã thanh niên mới đồng ý đưa tôi đi vòng vèo một lượt rồi lôi vào một kho hàng gần chợ.
Mặt trước mắt sau, anh ta lôi ra dưới đống hàng hóa một bì gai nặng trịch. Khi nút dây vừa được cởi ra thì một đống vũ khí được tuồn ra nghe leng keng đến gai người. Thôi thì đủ các loại, từ mã tấu thường thấy trong các bộ phim đến những thanh đao to bản, dài đến 1,2m. Kiếm thì đủ loại: Đông, Tây đều có, từ loại kiếm của phương Tây, lưỡi nhỏ bằng ngón tay, dài ngoằng đến đoản kiếm của Nhật Bản mà các võ sĩ đạo hay dùng. Mặt hàng kiếm là đa dạng nhất, có thể nói mẫu mã, kiểu dáng nào cũng có. Còn có cả loại “hàng độc” chỉ có trong phim chưởng như song trường kiếm, kiếm được điêu khắc rồng phượng…
Anh ta khoe thêm một đôi búa to bản, mà theo anh là bán rất chạy. Giá cả cũng đa dạng tùy từng loại. Kiếm giá từ 40.000 đồng đến 300.000 đồng, đôi búa giá 220.000 đồng, đôi song đao được “hét” với giá 250.000 đồng. Ngoài ra còn các “phụ kiện” như giá treo (giá treo đôi búa 60.000 đồng), dây quấn để trang trí kiếm và dây đeo tay cho đẹp.
Tôi gõ thử những thanh kiếm vào với nhau, thì anh bán hàng đã lên tiếng: “Toàn bằng kim loại xịn hẳn hoi đấy, không phải đồ chơi đâu mà lo. Người ta vẫn mua để... trang trí ấy mà!”. “Chỉ sợ không mang được về Hà Nội. Lên tàu bị bắt thì toi. Vũ khí chứ có phải đùa đâu!”. Mới nghe thế, anh ta đã cười: “Không phải lo, cứ bỏ vào trong valy hay balô, chẳng ai kiểm tra đâu. Mua đôi búa về treo cho sang nhà!”
Tại chợ Tân Thanh, tôi gặp một nhóm thanh niên đang học ở Bắc Giang lên đây mua hàng. Một người tên Tuấn khoe với tôi một cái mà cậu gọi là “bơm xe đap”. Quả thật, nếu ai không biết thì cũng chỉ nghĩ nó lại loại bơm xe thường hay ghim trên ghi đông ở chiếc xe đạp đời cũ. Nó dài 40cm, đường kính cỡ độ 2,5cm, màu đen, nhưng khi xoay nhẹ đầu cái “bơm” này, sau tiếng “tách”, Tuấn lôi ra một lưỡi kiếm sáng choang, sắc lẹm. Cậu bảo: “Em chỉ mua để chơi thôi, với lại trông cái này cũng hay, có thể tự vệ được! Đi đâu cầm theo cho yên tâm!”. Trong nhóm, 2 người nữ cũng mua thanh kiếm giống hệt. Có một người 1 thanh đoản kiếm dài 30cm giắt ở hông rồi lôi ra ra múa may loang loáng. Tuấn chia sẻ kinh nghiệm: “Ở đây cũng nói thách ghê lắm! Đòi 10 cứ trả 6 -7 là bán. Cái “bơm xe đạp” đòi 100 ngàn đồng, em trả 60 ngàn bán liền. Thế mà còn bị “hớ” vì thằng kia mua có 50 ngàn đồng!”. Cậu cho biết, bạn của cậu ở dưới Bắc Giang vẫn thỉnh thoảng lên trên này “săn” hàng, treo đầy phòng trọ… cho đẹp!
Khi tôi bày tỏ ý định “xuất ngoại” bằng đường tiểu ngạch sang chợ bên kia mua “hàng lạnh” thì một cậu cười: “anh cứ đi đi, giá cũng thế cả thôi. Anh mà vác hàng về một mình thì thể nào cũng bị “chỉ điểm”. Còn thuê cửu vạn mang về thì 50 ngàn đồng tiền công cho thanh trường kiếm. Thường thì việc mua “hàng lạnh” bên đó đồng nghĩa với việc chi phí thêm tiền công vận chuyển.”
Trung tá Hoàng Văn Hàng – Cán bộ Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết: năm 2008, chỉ thông qua việc tuần tra trên các tuyến đường, lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh (113) tỉnh Lạng Sơn đã thu giữ được trên 800 con dao bấm. Nhiều thanh thiếu niên đang nảy sinh tâm lý rất nguy hiểm: đi chơi lúc nào cũng phải “giắt” theo vũ khí để “lấy le”
Các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn từ công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, hải quan… đã thu giữ được rất nhiều các loại đao, kiếm và các công cụ hỗ trợ khác như dùi cui điện, bình xịt hơi cay…
“Đồ chơi phòng the” hoạt động âm thầm
Trong chuyến công tác lên Lào Cai, sau khi đi tìm chán chê ở chợ Cốc Lếu mà không được những món hàng như ý để viết bài, tôi được một người bạn buôn bán ở chợ Cốc Lếu cho “xuất ngoại” sang Hà Khẩu.
Ấn tượng nhất là việc các loại “đồ chơi tình dục” ở đây được bày bán công khai, không cần che đậy lén lúc như ở Việt
Trên giá là hàng loạt dương cụ giả treo lủng lẳng với đủ các hình dáng mà tôi chưa thấy bao giờ. Ông Vương lắp pin vận hành thử rồi nói: “cái này khách du lịch bên Việt
Có một điều khá đặc biệt ở đây là “thượng đế” có thể dùng thử thoải mái trước khi mua. Thấy tôi định đi cửa hàng khác, ông Vương tưởng không tin, cứ nằng nặc bắt tôi phải “dùng thử”…
Người bạn dẫn đường căn dặn tôi: “Nếu mua một ít dùng chơi thì được, mua nhiều để buôn thì phải nhờ cửu vạn vác về Việt
Tại chợ biên giới Tân Thanh, Lạng Sơn, những món hàng “nhạy cảm” này được bán không công khai nhưng cũng chẳng phải là lén lút. Các bà các cô bán hàng rong hễ cứ thấy xe du lịch chở khách đến là xông ra mời chào. Tôi được một thanh niên tên Long dẫn đi loằng ngoằng qua nhiều sạp hàng hóa, rồi hắn chạy vào trong kho lôi ra một bao tải toàn hình nộm cao su và dương cụ giả. “Ông bác có mua không thì để em bơm lên, chứ không mất công lắm. Theo em thì bác nên lấy loại “xuân tình” này vì em thấy khách xuôi lên toàn hỏi loại này”.
Tràn lan các “đồ chơi gián điệp”
Khoảng vài tháng trở lại đây, trên thị trường Hà Nội đã xuất hiện nhiều loại camera quay lén. Các loại camera dưới hình chiếc bút, hình khuy áo, thỏi kẹo cao su… được quảng cáo là “biến bạn thành siêu điệp viên 007”. Những thiết bị này có kích thước rất nhỏ, dung lượng quay có thể lên đến vài tiếng đồng hồ. Giá bán của mỗi thiết bị dao động từ 1 đến 3 triệu đồng.
Các phương tiện thông tin đại chúng đã nói quá nhiều các scandal liên quan đến chuyện clipsex, quay lén, tống tiền, tống tình… Phần nhiều trong số các clip nóng bỏng, nhạy cảm đó ra đời bởi các thiết bị quay lén rất tinh vi này. Những người tìm mua những mặt hàng này với ý đồ chân chính chắc chắn không nhiều. Sẽ rất nguy hiểm nếu như thiết bị ghi hình tinh vi này được cài trong những nơi nhạy cảm như: nhà nghỉ, nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng, phòng thay đồ…
Khi tham khảo giá các món hàng này ở một đại lý phân phối trên đường Đặng Tiến Đông, tôi đã bắt gặp 2 học sinh ở một trường cấp 3 gần đó đạp xe vào hỏi mua bút camera quay lén. Hai học sinh này còn xin nhân viên bán hàng một mẩu băng dán đen để che ánh sáng từ tín hiệu phía sau bút để giúp cho việc quay lén được kín đáo hơn.
Tại chợ Đông Kinh, Lạng Sơn, những loại camera gián điệp này cũng được bày bán công khai với giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá của các đại lý phân phối ở Hà Nội. Ví dụ, bút quay phim nguỵ trang siêu nhỏ camera VIP Pen dung lượng 4Gb ở Hà Nội được chào bán với giá 2.223.000đồng thì ở chợ Đông Kinh có giá chỉ là 400.000đồng. Tương tự các loại camera khuy áo, camera thỏi kẹo cũng chỉ dao động từ 300 - 500 nghìn đồng.
Một chủ hàng quảng cáo: “Như cái bút này mà các chú cài nó vào nhà tắm, phòng thay đồ thì nhiều chuyện vui phải biết, trời mà phát hiện ra được”.
Thượng tá Triệu Văn Đô - trưởng phòng Cảnh sách QLHC về TTXH Công an tỉnh Lạng Sơn cho rằng ở Lạng Sơn không chỉ có công an mà còn có cả quản lý thị trường, hải quan, biên phòng cùng làm nhiệm vụ đối phó với các mặt hàng cấm nhưng nhiều khi vẫn không xuể. Bây giờ không còn tình trạng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ (bình xịt hơi cay, dùi cui điện…) được bày bán tràn lan như trước đây. Thay vào đó, các đối tượng buôn bán các mặt hàng này chuyển vào hoạt động chui lủi.
Trung tá Hoàng Văn Hàng - Đội quản lý đặc doanh kể cho chúng tôi nghe một thủ đoạn của giới buôn bán “hàng lạnh” ngay tại TP Lạng Sơn. Bọn chúng không dại gì mà ôm cả bao tải đi chàng hàng để công an tóm mà in một catalogue hình ảnh, giá cả các mặt hàng rồi rải người ra các bến xe, chợ chào bán. Nếu khách đồng ý thì đứng đợi vài phút sẽ có hàng.
Lực lượng Công an Lạng Sơn gặp khó khăn không chỉ trong việc truy quét các mặt hàng này mà còn trong việc tiêu huỷ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ví dụ như sau mỗi lần đi gom hàng tạ đao kiếm về lại phải biến phòng làm việc thành kho chứa. Nhiều quá thì thuê máy cắt về tiêu hủy rồi bán sắt vụn. Lắm khi không tiêu hủy được thì đành gửi nhờ sang cho lực lượng Quản lý thị trường tiến hành tiêu hủy giúp.
▪ Từ ham chụp ảnh nude trở thành... gái gọi (05/02/2009)
▪ Hồn nhiên phá thai tuổi ô mai (05/02/2009)
▪ Sinh viên ‘thác loạn’ sau Tết (03/02/2009)
▪ Đánh mất mình vì tiệc tất niên (21/01/2009)
▪ Tiệc chia tay 'quái đản' của nam sinh trước Tết (20/01/2009)
▪ Quyết liệt truy quét web “đen” (20/01/2009)
▪ 'Chăn' gái 9X kiếm tiền hít heroin (20/01/2009)
▪ Tại sao Teengirl lại "sa chân" vào XXX? (20/01/2009)
▪ Gà tẩm ướp của Trung Quốc ,Ăn biết liền ,Dép Trung Quốc - Đi biết ngay (17/01/2009)
▪ Hoạt động mại dâm ngày càng trẻ hóa và tinh vi (16/01/2009)