| |||||
Hanoinet - Chuyện trò một lúc, cậu học sinh có ý định nghỉ học liền rút điện thoạira gọi cho “em yêu” và chỉ một lúc sau, khi “em yêu” đến thì đôi tình nhân ôm chặt eo nhau lướt xe đi, còn cậu kia thì trả tiền nước rồi cầm vở vào lớp.
Được nuông chiều quá mức, hoặc do cha mẹ không quan tâm đến nơi đến chốn, một số các bạn trẻ dễ rơi vào tình trạng ham chơi chán học. Khi đã chán học thì việc đến lớp là một cực hình… Các teen này đã giải quyết vấn đề chán học của mình với nhiều cách khác nhau, mà hầu như cách nào cũng… choáng Chán học, thuê nhà nghỉ… ngủ Chuyện này là hoàn toàn có thật, bởi chính người viết bài này đã được nghe cuộc đối thoại rất “hot” dưới đây: - Sao mày buồn thế? Sắp đến giờ vào lớp rồi không định vào hả mà ngồi đây? - Hôm nay có tiết kiểm tra môn Lý – xương lắm, chắc là lại đ. làm được. Thôi lát gọi điện cho bà giáo chủ nhiệm xin “vù” buổi sáng nay. - Bà ấy đ. cho đâu, phải có giấy xin nghỉ đàng hoàng cơ. - Cứ nói là bà già ở nhà vừa phải nhập viện vì tai nạn là OK hết, khoản đấy mày không phải lo. Có điều nghỉ học không có ai chơi cùng cũng buồn thối ruột. Mày có ý gì hay không? - Sao không rủ “vẹo” cùng “vù” rồi đi đâu đấy để nó tẩm quất – mát xa cho? Lại chả sung sướng hơn cái thân tao phải ngồi trong lớp. - Cũng định thế, nhưng mà dạo này đi nhiều quá rồi, giá nhà nghỉ lại tăng mới bỏ mẹ chứ mà ông bà bô ở nhà thì chưa chu cấp… thành ra kẹt quá. - Thôi tao cho mượn, rồi khi nào tao cần thì đưa lại sau…
Chuyện trò một lúc, cậu học sinh có ý định nghỉ học liền rút điện thoạira gọi cho “em yêu” và chỉ một lúc sau, khi “em yêu” đến thì đôi tình nhân ôm chặt eo nhau lướt xe đi, còn cậu kia thì trả tiền nước rồi cầm vở vào lớp. Tôi nán lại quán nước mà hai cậu học sinh đó vừa ngồi và hỏi chuyện chị bán nước về câu chuyện trên. Trước thì chị ta còn mắt tròn mắt dẹt tưởng tôi là thám tử do bố mẹ học sinh thuê theo dõi con mình, nhưng sau biết là không phải thì chị cười xòa nói: “Chuyện thường tình mà chú, chúng nó chán học thì nghỉ. Mà ban ngày ban mặt thì lấy đâu chỗ nào mà đi chơi, chả đi nhà nghỉ thì đi đâu, chứ cứ vác cái mặt ra ngoài đường khéo thầy cô bắt gặp thì khốn”. Cũng theo chị cho biết thì quán nước của chị có “địa thế” khá tốt là nằm sau trường, vừa kín đáo lại vừa có nhiều bóng cây, cứ gọi là tha hồ cho các cô cậu học trò hẹn hò nhau ở đây, có thế thì chị mới biết được nhiều chuyện đến vậy!!! Chán học đi nghiên cứu… game và “hoạt hình người lớn” Không muốn tin vào những gì chị bán hàng nước nói, tôi quyết lân la quanh cổng trường PTTH X. nơi hai học sinh kể trên theo học để tìm hiểu thêm. Chờ đến giờ tan tầm lúc buổi trưa, tôi gặp và quen được với một cậu học sinh nhìn khá “lành”. “Lành” ở đây có nghĩa là cậu trông hiền lành, tóc tai không nhuộm cắt khác thường và vì thấy cậu đang ta đang ngồi đọc sách một cách chăm chú. Lân la nói chuyện tôi được biết tên cậu là V. năm nay cậu 18 tuổi rồi mà mới… học lớp 11. Lý do của V là mải chơi quá, hay bỏ học để đi chơi game và xem hoạt hình… kiểu người lớn ở trên mạng internet. Hậu quả là đến bây giờ các bạn cùng trang lứa thì học đại học, trưởng thành cả còn mình thì cứ mãi… là anh học trò. Tôi hỏi: “Phim hoạt hình kiểu người lớn là gì hả em?” thì V trả lời: “Là phim sex anh ạ, đó là cách gọi chệch đi của bọn học trò chúng em”. Tôi hỏi nguyên nhân nào khiến V. lại bỏ bê việc học đến như vậy, thì V nói là do cậu suy nghĩ lệch lạc. Cứ nghĩ rằng nhà mình có điều kiện, bố mẹ dư sức lo cho tương lai của cậu và cho cậu một công việc đàng hoàng, nên cậu tự tạo thành thói quen ỷ lại, lười học rồi đến khi không muốn đến lớp nữa thì chỉ có cách đi chơi giải sầu. Thêm nữa lại do bạn lôi kéo, chúng bảo trên mạng mới có nhiều thứ để mà… nghiên cứu, chứ ba cái tập sách vở suốt đời chỉ quanh đi quẩn lại toàn chữ với nghĩa khô khan, chính lập luận kiểu ấy đã làm cho V bỏ phí hai năm trời để chơi bời vô bổ. Những cuộc chơi cứ thế trượt mãi, chỉ đến khi ngoảnh mặt nhìn lại thì đã lưu ban hai năm mất rồi, đám bạn hay đi chơi với cậu phần lớn đều đã bỏ học giữa chừng vì không theo kịp. Bỏ học ở nhà làm gì? “Chả làm gì cả, ở nhà chơi không thôi anh ạ!Nhiều đứa còn lấy vợ, lấy chồng có con rồi ấy chứ”, V cười buồn trả lời tôi. Ngồi trầm ngâm một lúc cậu nói: “Em qua cái tuổi nghịch ngợm rồi anh ạ! Nghĩ lại bây giờ mới thấy hối tiếc nhiều. Em thành người cá biệt trong trường rồi, cá biệt vì lớn tuổi và cả vì… chăm học nữa. Em đang cố gắng học và quyết tâm sẽ thi đậu ĐH…”. Tôi nghe mà mừng thầm cho cậu và cũng mong cho cậu thành công. Những vết trượt dài Ngày nay khi xã hội đã văn minh thì chuyện phổ cập giáo dục là một điều tất yếu. Nhưng chất lượng của việc phổ cập này như thế nào thì khó lòng mà đánh giá chính xác được. Không phải chỉ có học sinh vùng sâu, vùng xa mới bỏ học giữa chừng, mà ngay giữa lòng những thành phố lớn thì việc học sinh học hành dở dang cũng không phải là ít. Nếu như những học sinh ở vùng sâu, vùng kinh tế khó khăn nghỉ học vì điềukiện thiếu thốn không theo được hết 12 năm học, thì ở thành phố nạn bỏ học xảy ra phần lớn lại là những gia đình… quá thừa tiền. Thừa tiền, nên bố mẹ cưng chiều con cái. Còn con cái thì không biết quý những đồng tiền do mồ hôi nước mắt cha mẹ mình kiếm ra, không biết xót cho sự vất vả đó, cộng với sự thiếu quan tâm từ phía gia đình, thế là các em tiêu tiền một cách vô tội vạ, xúng xính quần áo thời trang, nhuộm tóc xanh tóc đỏ, chơi bời đua đòi. Quá nhiều điều vui thú đã làm cho các em lạc lối và quên đi nhiệm vụ học tập ở lứa tuổi của mình. Hậu quả là việc bỏ học xảy ra như một lẽ tự nhiên. Những trường hợp trên không phải là nhiều, cũng không nói hết được thực trạng của đông đảo giới học trò bây giờ, nhưng nó là hiện tượng đang gây nhức nhối cho gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi từ việc bỏ học đến việc sa ngã vào những con đường phạm tội là rất gần, nhất là khi văn hóa không lành mạnh tràn lan trên internet như hiện nay. Thiết nghĩ mỗi gia đình nên quản lý con cái mình chặt chẽ hơn nữa. Ngoài việc chăm con, chiều chuộng con còn phải biết dạy cho chúng hiểu sự vất vả của việc kiếm tiền và dạy chúng biết cách sử dụng đồng tiền chính đáng nhất, để ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em đã phải biết sống có trách nhiệm với bản thân và tương lai của mình. Theo Phununet | |||||
▪ 9X "tự thiêu" vì hút "pin" (06/09/2008)
▪ Hút “pin” - 9X “tự thiêu” trong cuộc sống ảo (06/09/2008)
▪ Những con nghiện "phim đen" trong làng đại học (04/09/2008)
▪ Trăm kiểu bán thân qua chat (03/09/2008)
▪ Kỷ niệm sinh nhật bằng… "gái làng chơi" (29/08/2008)
▪ Giới trẻ: Trượt dài, không lối thoát (29/08/2008)
▪ Chân dung những cô gái thích đua đòi (28/08/2008)
▪ Sống buông thả, giới trẻ sẽ về đâu? (26/08/2008)
▪ Lỗi không của riêng em (23/08/2008)
▪ Khi sinh viên “vùi mình” vào game, vào sex… (23/08/2008)