Gần đây chúng ta liên tục đọc được những thông tin nói về việc người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đã đến lúc cần phải đề cập lại vấn đề này một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Một cuộc họp được tổ chức tại
Tổ chức phi chính phủ Nari Unnayan Shakti ở Bangladesh đã phối hợp với Trung tâm cộng đồng châu Á (Commonwealth Asia Center), Hội đồng AIDS của Malaysia và mạng lưới những phụ nữ nhiễm HIV dương tính tại Ấn Độ cùng tổ chức cuộc họp nhằm giảm bớt những thành kiến và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại Bangladesh.
Khách mời đặc biệt của sự kiện này có ông Kamal Uddin Ahmed, tổng giám đốc cục kiểm soát chất gây mê (Department of Narcotics Control - DNC). Ngoài ra còn có những thành phần tham gia quan trọng khác như cô Raka Rashid, giám đốc khu vực thuộc Trung tâm cộng đồng châu Á, ông A. Rajaretnam đến từ hội đồng AIDS của Malaysia, ông Hasan Mahmud, quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia của Malaysia, cô P. Kouselya ở mạng lưới những phụ nữ nhiễm HIV dương tính của Ấn Độ. Chủ toạ phiên họp là cô Afroja Parvin, giám đốc điều hành tổ chức Nari Unnayan Shakti.
Người phát ngôn của chương trình nói rất nhiều lần về quan điểm: "Những người nhiễm HIV hoàn toàn vô hại đối với xã hội. HIV chỉ có thể lan truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu hoặc qua ghép nối các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Do đó, chính thái độ thờ ơ phổ biến là nguyên nhân gây ra những thành kiến trong đối xử với người nhiễm bệnh chứ không phải là nguyên nhân nào khác. Để giảm thiểu được điều này, không có phương pháp nào tốt hơn là sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục mọi người về thái độ, hành vi ứng xử. Tất cả những tổ chức tham gia cuộc họp đều yêu cầu những nhà báo có mặt hôm đó nên đưa những bài viết, những bài tuyên truyền về HIV/AIDS lên trang báo mỗi ngày.
Cô Raka Rashid, giám đốc khu vực làm việc tại Trung tâm cộng đồng châu Á còn kêu gọi những quan chức cấp cao hãy góp những tiếng nói có trọng lượng của mình vào chiến dịch giảm thiểu thái độ kì thị với người nhiễm HIV/AIDS. Cô P. Kouselya, chủ tịch mạng lưới những phụ nữ nhiễm HIV ở Ấn Độ cho biết, đã mười năm nay cô sống chung với bệnh tật và vẫn đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế quốc gia. Theo cô, nếu chúng ta phân biệt đối xử với những người nhiễm bệnh, mọi việc không những sẽ tồi tệ hơn mà trước mắt, gia đình, xã hội cũng như đất nước sẽ mất đi một nguồn lực đóng góp vào sự phồn thịnh chung của cộng đồng.
Còn cô Afroja Parvin, giám đốc điều hành của Nari Unnayan Shakti đồng thời là chủ tịch cuộc họp lần này thì cho rằng, chính phủ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết những thái độ hành xử thiếu không đúng mực của công chúng. Cô nói, để quốc gia tình trạng nguy cấp của những phụ nữ nhiễm HIV bị phân biệt đối xử, chính phủ cần có ngay những dịch vụ hỗ trợ đặc biệt và kịp thời dành cho những đối tượng đó.
Đỗ Dương theo http://www.bangladesh-web.com
▪ Nga: Nhiều kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV (17/07/2005)
▪ Ấn Độ: Vi phạm trong bệnh viện phụ sản (05/07/2005)
▪ UNICEF kêu gọi bảo vệ trẻ em trước nguy cơ đại dịch HIV/AIDS (05/07/2005)
▪ Ấn Độ: Tổ chức đám cưới cho cặp vợ chồng nhiễm HIV (04/07/2005)
▪ Thay đổi quan trọng trong điều luật cấp visa cho người tạm trú ở Canada (01/07/2005)
▪ Châu Á: Thành kiến xã hội cản trở công tác phòng chống AIDS (01/07/2005)
▪ Tình yêu trở thành sức mạnh chống Aids (29/06/2005)
▪ Con đường hoàn lương đầy gian nan của người nghiện (26/06/2005)
▪ Mái ấm của những người bị lừa bán sang Trung Quốc (23/06/2005)
▪ Virginia: Quỹ hỗ trợ trẻ em vô gia cư nhiễm HIV (21/06/2005)