Cậu bé 8 tháng tuổi Thalenthe đã bị mẹ bỏ rơi vài tuần sau khi chào đời.
Người ông nội ốm yếu không đủ khả năng chăm lo cho cháu, buộc phải đem chá tới Ithemba Lethu, một khu nhà tạm di động dành cho trẻ mồ côi trong thành phố
Ở Nam Phi, những đứa trẻ như Thalenthe chính là di chứng còn lại sau cuộc tàn phá khốc liệt chưa đến hồi kết của đại dịch HIV/AIDS trong cả nước.
Ở KwaZulu-Natal, tỉnh có nhiều người lây nhiễm HIV nhất ở Nam Phi, 40% số phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính tại những bệnh viện tiền sinh.
Rất nhiều đứa trẻ nhiễm HIV được đưa tới khu nhà tạm Ithamba Lethu.
Và ở đây, chúng không chị được che chở, yêu thương, được ăn uống đầy đủ mà còn được bú sữa của những bà mẹ tình nguyện cho sữa mỗi ngày.
Nguồn sữa đó được thu thập từ các bà mẹ đang nuôi con có nhiều sữa sau đó chuyển tới các khu nhà như khu Ithemba Lethu.
Các lợi ích của sữa mẹ
Cô Penny Reimers, điều phối viên dự án khẳng định, nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới đã chỉ ra rất rõ những tác dụng của sữa mẹ.
Cô nói: “Theo nghiên cứu của WHO về các em nhỏ tại những nước đang phát triển thì thấy, những em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ chết vì tiêu chảy và viêm phổi gấp sáu lần so với những em được bú sữa mẹ. Sữa mẹ đúng là nguồn sống theo nghĩa đen của từ này”.
Các nghiên cứu khác được tiến hành có liên quan tới HIV cũng cho thấy, nếu một đứa trẻ được nuôi riêng bằng sữa mẹ trong sáu tháng - điều này cũng có nghĩa là không có loại nước nào khác – có nguy cơ lây nhiễm virus HIV rất thấp.
Cô Penny Reimers cũng cho biết, các bà mẹ tình nguyện cho sữa đều được theo dõi nghiêm ngặt trước khi cho sữa để tránh làm lây nhiễm HIV qua nguồn sữa mẹ.
Cô nói: “Ở các ngân hàng nhân đạo quốc tế họ còn làm xét nghiệm máu cho các bà mẹ này – nhưng ở đây chúng tôi không có tiền để làm được như thế, nên chúng tôi đành kiểm soát thông qua lối sống”.
Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã diệt khuẩn cho sữa nhằm loại trừ các virus HIV, virus viêm gan hoặc các vi khuẩn có thể có trong sữa”.
Lòng trắc ẩn
Dự án thu thập sữa mẹ độc đáo trên là sáng kiến của bác sĩ nhi khoa, giáo sư Anna Coustodis, bà đã cùng bạn bè góp một tay vào cuộc chiến chống đại dịch AIDS đang hoành hành tại Nam Phi.
Dự án này đã đi từ lời nói đến hiện thực và trong suốt 4 năm qua đã có hơn 100 bà mẹ tham gia dự án.
Andrea Muller, một thành viên 33 tuổi của dự án và cũng là người mỗi tuần cung cấp cho dự án khoảng trên 500 millilit sữa.
Cô nói: “Là một người Nam Phi, tôi nhận thấy AIDS rất gần gũi với mọi người và với tất cả những ai muốn làm gì đó để ngăn chặn đại dịch mà không đòi hỏi được trả công. Dành cho các cháu nhỏ phần sữa thừa là một việc dễ dàng chúng tôi có thể làm để giúp các bé - điều đó cũng là dành một phần nhỏ bé cho những trái tim yếu ớt”.
Rõ ràng những hành động đầy tình thương và lòng trắc ẩn như thế là rất cần thiết với một quốc gia đang bị hoành hành bởi nghèo đói và bệnh tật.
Cô Liz Holley, một bà mẹ trong gia đình Ithemba Lethu cho biết: “Có rất nhiều trẻ bị bỏ rơi hoặc bị bỏ quên. Một trong các bé gái của chúng tôi đã bị bỏ quên trong phòng. Hàng xóm láng giềng chỉ phát hiện khi nghe thấy tiếng khóc của bé, họ đạp cửa xông vào và cứu em ra”.
Nhiều phụ nữ rơi vào cảnh tuyệt vọng, họ không biết làm gì. Nhiều gia đình không muốn giúp đỡ vì các bé nhiễm HIV và các gia đình đó cũng không biết phải giúp gì cho các em”.
Kim Thoa theo http://news.bbc.co.uk
▪ Nga: Bắt giữ người phụ nữ làm 40 người đàn ông khác nhiễm HIV (26/12/2005)
▪ Chuyện ghi ở Khoa Lao (24/12/2005)
▪ Đảo Principe: Lần đầu tiên làm xét nghiệm HIV cho dân (22/12/2005)
▪ Ngân hàng thế giới "rót" hàng triệu đô la cho Tanzania chống AIDS (22/12/2005)
▪ Chị cần một mái nhà (20/12/2005)
▪ Singapore: Lập quỹ vì trẻ em và phụ nữ nhiễm HIV” (19/12/2005)
▪ Nỗi đau không biết chia sẻ cùng ai (16/12/2005)
▪ Chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh (15/12/2005)
▪ Ghana: Yêu cầu đại biểu quốc hội báo cáo giải ngân quỹ chống AIDS (16/12/2005)
▪ Florida: Trạm y tế di động cho người dân tộc thiểu số (14/12/2005)