Mặc dù khó khăn như thế, nhưng các y bác sĩ ở đây luôn quan tâm, chăm sóc người bệnh hết mình. chị Nguyễn Thị Na – xã Lương Hòa – Giồng Trôm tâm sự: “Khi vào viện chỉ cần đến phòng khám là được giúp đỡ tận tình lắm. An tâm như ở nhà vậy!”.
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhật - điều dưỡng Trưởng khoa đưa chúng tôi đi thăm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vừa tử vong. Chúng tôi chứng kiến cảnh các nhân viên y tế đang thay quần áo cho bệnh nhân, tắm rửa rồi đưa người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Không dấu được xúc động, chị Nhật nói: “Mình đã về đây 10 năm rồi, lúc đầu thấy bệnh nhân tử vong rất sợ, nhưng dần dần rồi quen. Đa số họ là bệnh nhân Lao nghèo lắm và những người như thế (Bệnh nhân tử vong) có những trường hợp không đến nhận “xác” nên tất cả từ A đến Z mình phải làm tất”.
Thật vậy, khi đến đây chúng tôi mới thấy cái tâm của người làm công tác chống Lao, chăm sóc cho bệnh nhân là trách nhiệm của họ. Nhưng họ còn chăm sóc cho cả những người không phải là bệnh nhân nữa như trường hợp của bà Búp (một bệnh nhân tử vong do nhiễm HIV) “mới 5 giờ sáng, chúng tôi phát hiện có một phụ nữ nằm trước cửa khoa lúc đó chúng tôi đưa lên ngay phòng cấp cứu. Đến khi kết quả HIV (+) lại chuyển về khoa lao.
Ước mơ thành lập bệnh viện chuyên khoa lao là ước mơ chung của những con người làm công tác ở đây. Bởi, hiện nay, khám chữa bệnh là nhiệm vụ của khoa, còn tuyên truyền làm sao cho người dân hiểu được bệnh lao là … chuyện của Trung tâm Y tế Dự phòng. Chính vì thế, khi thành lập bệnh viện chuyên khoa thì sẽ được giao về một nơi thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe cho nhân dân hơn, và ước mơ sẽ trở thành hiện thực khi chúng tôi viết bài này thì bệnh viện chuyên khoa lao Bến Tre cũng vừa có quyết định thành lập sẽ chính thức đi vào hoạt động năm 2006.
Tận tâm, thực hiện theo lời dạy “Lương y như từ mẫu” của khoa lao được Bs. Phạm Quốc Tuấn – Phó Giám đốc bệnh viện nhận xét “nhân lực, vật lực, trang thiết bị … còn thiếu nhưng có cái tâm của người thầy thuốc làm công tác chống lao mà trong những năm qua các y bác sỹ của khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ vì bệnh nhân mà phục vụ và có nhiều cá nhân đã được khen thưởng”.
Minh Tùng
▪ Đảo Principe: Lần đầu tiên làm xét nghiệm HIV cho dân (22/12/2005)
▪ Ngân hàng thế giới "rót" hàng triệu đô la cho Tanzania chống AIDS (22/12/2005)
▪ Chị cần một mái nhà (20/12/2005)
▪ Singapore: Lập quỹ vì trẻ em và phụ nữ nhiễm HIV” (19/12/2005)
▪ Nỗi đau không biết chia sẻ cùng ai (16/12/2005)
▪ Chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh (15/12/2005)
▪ Ghana: Yêu cầu đại biểu quốc hội báo cáo giải ngân quỹ chống AIDS (16/12/2005)
▪ Florida: Trạm y tế di động cho người dân tộc thiểu số (14/12/2005)
▪ Namibia: Tổ chức tiệc giáng sinh cho người nhiễm HIV/AIDS (14/12/2005)
▪ Trẻ em Việt Nam tham gia phòng chống HIV/AIDS (13/12/2005)