|
Cảnh náo nhiệt của phố xá lắng lại sau lưng. Tôi đi giữa những cánh rừng cao su, rừng điều bạt ngàn, yên tĩnh của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, nơi có 5 trung tâm cai nghiện của TPHCM trú đóng.
Chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu nổi quá trình từ bỏ ma túy gian nan đến mức nào. Vượt qua những cơn vật vã do đói thuốc, những mặc cảm, thiếu thốn..., không ít con nghiện khi vào trường cai đã quyết tâm lột xác và trở thành những người yêu lao động, yêu cuộc đời.
Cảnh náo nhiệt của phố xá lắng lại sau lưng. Tôi đi giữa những cánh rừng cao su, rừng điều bạt ngàn, yên tĩnh của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, nơi có 5 trung tâm cai nghiện của TPHCM trú đóng. Vừa bước vào Trung tâm Cai nghiện Phú Đức ở xã Phú Văn, huyện Phước Long, tôi đã nghe tiếng cuốc xẻng, tiếng hô hò kéo cây vang dậy... Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Phú Đức, cho biết tại đây hiện còn 250 học viên nam. Khuôn viên rộng 57 ha của trường cai này như một trang trại mà nông dân chính là những người một thời sống vật vờ trong khói ma túy.
Quý tử... đỡ đẻ cho bò
“Ủm bò..., ủm bò”, đàn bò vừa kêu vừa leo lên con đường dốc đất đỏ về chuồng sau một ngày no cỏ. Người chăn đàn bò này là Nguyễn Minh H.- một thanh niên dáng người cao, da trắng, khuôn mặt điển trai. Anh Nguyễn Văn Cai, nhân viên quản lý của trung tâm, trích ngang lý lịch của H: “Cậu ấy dính vào “hàng trắng” mấy tháng thì bị công an bắt rồi chuyển vào đây cai. Lúc đó H. đang là sinh viên năm hai Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Cậu ấy con nhà giàu có, bố mẹ là cán bộ mà vẫn không thoát khỏi ma túy”.
Gặp tôi, H. bộc bạch: “Hồi mới vào trường cai, nhiều lúc tôi nhớ “hàng trắng” đến vã mồ hôi. Rồi thêm chuyện nhớ nhà, nhớ những bữa ăn đầy ắp món ngon, nhớ những trận nhậu, những hôm rong chơi theo bạn bè..., khiến tôi bã cả người”. Sau 45 tháng ở trường cai, giờ đây chàng quý tử H. trở thành một tay đỡ đẻ cho bò có hạng ở trường cai. Anh khoe: “Bò ở đây đẻ nhiều lắm, mỗi con bê vừa đẻ ra nặng chừng 4-5 kg. Muốn bò đẻ nhanh phải có cách đấy anh ạ”.
Ca đỡ đẻ cho bò gần nhất của H. diễn ra cách nay hai tuần. Hôm đó, đang trông đàn bò ăn cỏ thì H. phát hiện một con bụng mang bầu bị sa chân té xuống rạch nước. Cú ngã quá mạnh khiến con bò kêu rống liên hồi. Bằng con mắt kinh nghiệm, H. biết con bò cái này sắp đẻ non, anh liền dìu nó về chuồng. Hơn một giờ sau, bò cái vẫn chưa sinh con được. H. liền mở tủ thuốc thú y tiêm cho nó một liều trợ sinh. “Mãi gần hai giờ sau, một con bê đực mới chào đời. Đó là một ca đẻ khó nhưng mẹ tròn con vuông”- H. phấn chấn kể.
Nhạc sĩ của trường cai
Không thể đếm hết những giọt nước mắt của các học viên ở Trung tâm Cai nghiện Phú Đức đã rơi khi nghe Lưu Hoàng P. hát. Đó là những ca khúc do chính anh viết lên từ sự hối hận của bản thân khi dính vào ma túy, từ chính những cái chết oan uổng của bạn anh khi lầm lỡ vướng phải HIV/AIDS. Trong những buổi biểu diễn ca nhạc tại các trường cai ở huyện Phước Long, học viên luôn chờ đợi sự xuất hiện của P.- một người đàn ông có khuôn mặt rất trầm tư.
“Ngày tháng cứ tiếp nối khi cơn đau trong tim ta đang úa tàn. Dù đã biết sẽ đến lúc thân hư không. Bao chua cay, nhưng tim vẫn luôn khát khao yêu đời...”. Đây là đoạn ca khúc mà Hoàng P. vừa hát vừa gảy đàn cho tôi nghe. “Ca khúc này mình viết ngay khi chứng kiến cái chết của những học viên vì bệnh AIDS. Trước khi “thân hư không”, họ đã có những giờ phút sống mạnh mẽ, yêu đời, với bao ước mơ đẹp đẽ, song đành dang dở”- Hoàng P. tâm sự.
Trước lúc đi cai nghiện, P. là một ca sĩ được nhiều người biết. Những ca khúc do anh thể hiện như Ngàn đời phôi pha, Yêu thầm... lan tràn trên các trang web. Những sô diễn của anh kéo dài từ
“Những ngày lao động miệt mài giữa núi rừng, giữa học viên ở trường cai đã giúp mình quên được ma túy. Ở đây mình đã viết được 17 ca khúc rất ưng ý. Bây giờ mình mới ngộ ra, “hàng trắng” không phải giúp mình sáng tác hay mà chỉ khiến mình lạc lối”- Hoàng P. gục đầu hối tiếc.
Trước khi chia tay tôi, anh bỗng tươi tỉnh, khoe: “Khi nào rời trường cai hòa nhập cộng đồng, tôi sẽ phát hành một album đặc biệt gồm tất cả những ca khúc tôi viết từ những năm tháng đi cai”.
Gian khổ cắt cơn Trước khi chuyển vào Trung tâm Cai nghiện Phú Đức để lao động trị liệu, các con nghiện phải trải qua từ 4-10 ngày cắt cơn ở Trung tâm Cai nghiện Bình Triệu - TPHCM. Học viên Trần Xuân Hoàng, SN 1984, kể lại: “Đó là những ngày cực hình. Khi cơn thèm thuốc nổi lên, tôi như người điên, mồ hôi đổ ra, nổi sốt, trong người khó chịu như có kiến bò”. Còn anh Trần Quang Tiến, SN 1978, lè lưỡi: “Đau đớn lắm! Lúc đó tôi chỉ muốn cắt bỏ cái đầu mình đi. Cơn nghiện ban ngày còn có thể khống chế được chứ nó nổi lên vào ban đêm mà bác sĩ không cho uống thuốc để ngủ thì chỉ có cách đập đầu vào tường”. |
Theo Người lao động
▪ Đối mặt với cám dỗ (09/10/2008)
▪ Nơi họ tìm đến những khi tuyệt vọng (03/10/2008)
▪ Hôn nhân của họa sĩ nhiễm HIV đã đổ vỡ (29/09/2008)
▪ Tự sự của một cô gái nhiễm HIV:Bản án tử hình (26/09/2008)
▪ Tự sự của một cô gái nhiễm HIV:Chia tay và sa đọa (22/09/2008)
▪ Tự sự của một cô gái nhiễm HIV: Tự lập và tình đầu (phần 2) (19/09/2008)
▪ Dâu và đôi bàn tay nhân ái (18/09/2008)
▪ Nỗi đau thầm lặng của người nữ pháo binh (18/09/2008)
▪ Chuyện của người đàn bà có 'ết' (18/09/2008)
▪ Chuyện của người đàn bà có "ết" (17/09/2008)