Một số địa phương đã triển khai thực hiện Điểm tư vấn có hiệu quả như Bắc Giang, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu…
![]() |
Một điểm tư vấn cho người cai nghiện tại Bắc Giang. Ảnh Nhật Thy |
Tại Bắc Giang, đã đầu tư từ ngân sách địa phương cho việc sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất để chuyển số người uống Methadone ở cơ sở y tế huyện về các xã. Tại Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND tỉnh đã phê duyệt ngân sách địa phương để bổ sung các nội dung cần chi cho các Điểm tư vấn nhằm tạo ra sự bền vững, lâu dài của mô hình.
Sau gần 2 năm triển khai, khách hàng đã quen và mong đợi dịch vụ, các nhóm cộng đồng cũng tham gia chăm sóc khách hàng thường xuyên tại Điểm tư vấn. Địa phương đã chuyển từ quan hệ phối hợp, đối tác với Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) sang làm chủ, bằng cách chủ động bố trí cán bộ, đầu tư kinh phí và nắm vững kỹ thuật.
Tại Bắc Giang, đã thành lập 10 Điểm tư vấn đặt tại 10 huyện/ thành phố. Điểm tư vấn với chức năng nhiệm vụ là tư vấn cho người sử dụng ma túy lựa chọn các chương trình điều trị và hỗ trợ tư vấn sau điều trị, chăm sóc phục hồi và phòng ngừa tái nghiện; cắt cơn giải độc; cấp phát thuốc Methadone; kết nối chuyển gửi, điều trị các rối loạn tâm thần; các hỗ trợ xã hội về dạy nghề, quỹ tín dụng, tạo việc làm. Về nhân sự, Điểm tư vấn gồm 7 người: Chủ nhiệm điểm là Lãnh đạo UBND cấp xã hoặc Trưởng các đoàn thể; các thành viên gồm Y tế, LĐTB&XH, Đoàn thanh niên, Công an, Hội Nông dân. Từ tháng 5/2015 đến nay, các Điểm tư vấn đã tổ chức cắt cơn điều trị cho 42 người, duy trì sinh hoạt nhóm sau điều trị là 87 người, tư vấn cho người dân, người nghiện tại các địa phương là 1.892 lượt người. Mô hình này bước đầu được gia đình người nghiện và người dân đồng tình ủng hộ.
Chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương mình, ông Trần Quốc Thông, quyền Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Khánh Hòa đã thành lập được 6 điểm tư vấn, điều trị cho người nghiện ma túy do SCDI hỗ trợ toàn bộ chi phí. Các điểm tư vấn này phát huy hiệu quả rất tốt. Người nghiện được điều trị trong môi trường mở có người thân đến chăm sóc, hỗ trợ; điểm tư vấn không chỉ điều trị cắt cơn mà còn tiếp tục hỗ trợ sau điều trị. Đây cũng là nơi kết nối các chương trình dạy nghề, vay vốn tạo việc làm để người nghiện có việc làm ổn định; có sự hỗ trợ tích cực của Nhóm Tự lực để kết nối giữa người nghiện với điểm tư vấn; bảo đảm được bí mật thông tin cho người nghiện và gia đình cảm thấy yên tâm. Dự kiến đến năm 2018, Khánh Hòa sẽ thành lập 4 điểm tư vấn mới. Năm 2019 thêm 2 điểm và đến năm 2020 duy trì 12 điểm tư vấn trong toàn tỉnh".
▪ Đem ánh sáng hy vọng đến với học viên cai nghiện (04/07/2017)
▪ Các mô hình kết nối cai nghiện và hỗ trợ sau cai hiệu quả (29/06/2017)
▪ Khi cộng đồng là điểm tựa của người nghiện ma túy (28/06/2017)
▪ Thành lập Mạng lưới người cai nghiện ma tuý thành công Việt Nam (23/06/2017)
▪ Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của phụ nữ bán dâm (17/06/2017)
▪ Lai Châu: Xóa bỏ rào cản do phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS (08/06/2017)
▪ Trao tặng quà cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Nam Định (06/06/2017)
▪ Tuyên truyền để cộng đồng không còn kỳ thị với người nghiện (03/06/2017)
▪ Nỗi niềm người phụ nữ vượt qua cơ ‘bĩ cực’ (31/05/2017)
▪ Đã yêu thì sẵn sàng dấn thân (30/05/2017)