Tuy nhiên, khi chưa có luật chuyên ngành về chuyển đổi giới tính, thì quyền chuyển đổi giới tính vẫn tạm bị “treo”.
![]() |
Diễu hành ủng hộ quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới. Ảnh Nhật Thy |
Để thực hiện quyền này cần có luật quy định cụ thể, rõ ràng các nguyên tắc của việc chuyển đổi giới tính, ai là người được chuyển đổi giới tính và trình tự việc chuyển đổi giới tính cũng như một loạt các vấn đề khác có liên quan đó như vấn đề về hộ tịch, các quan hệ dân sự.
Theo Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới tính. Theo đó, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng dự án luật này, dự kiến trình Quốc hội năm 2019-2020.
Trước năm 2015, luật pháp không cho phép chuyển đổi giới tính đồng nghĩa với việc một bộ phận người dân không được sống đúng với giới tính mình mong muốn.
Điều này gây tổn thương tâm lý cũng như tình cảm của họ. Về mặt xã hội, nó không giảm được vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử. Cũng vì pháp luật không cho phép, nên họ phải ra nước ngoài chuyển đổi giới tính. Thiếu thông tin, phụ thuộc vào các đường dây đưa người ra nước ngoài, phần lớn là phẫu thuật chui, nên họ chịu tốn kém, nguy cơ rủi ro rất cao.
Chuyển đổi giới tính đã khó, đến khi về nước sinh sống lại càng gặp nhiều trở ngại. Do pháp luật không cho phép nên họ không được công nhận về nhân thân, không được thay đổi giới tính trên giấy tờ. Những người này vô hình chung trở thành người “vô hình”, không được pháp luật thừa nhận. Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ chiếu, tiền thế chấp... không khớp với tình trạng cơ thể trên thực tế. Vì thế, họ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch dân sự, trong cuộc sống hàng ngày, không được bảo vệ trong các trường hợp diễn ra tội phạm liên quan hiếp dâm, hộ tịch, kết hôn...
Pháp luật đã thông qua, tuy nhiên người chuyển giới cũng phải chịu nhiều rủi ro. Thứ nhất, người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hay ngược lại phải sử dụng hoocmon thường xuyên, trong suốt cuộc đời, dẫn tới bệnh tật, trong đó có ung thư. Thứ hai vì cơ thể hoàn thiện về giới tính, sinh học, giờ bị thay đổi nên tuổi thọ người chuyển đổi giới tính theo các nhà chuyên môn y học giảm khoảng 20 năm. Thứ ba là một số người sau khi chuyển đổi giới tính, chưa thích nghi kịp với nhiều thứ thay đổi, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự sát. Thứ tư là người chuyển đổi giới tính sẽ không bao giờ có con về mặt quan hệ thông thường. Nếu có bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng là bi kịch rất lớn vì gặp phải các vướng mắc trong xác định là cha hay mẹ, con cái gọi như thế nào, xã hội nhìn vào đứa trẻ ra sao...
Về kỹ thuật chuyển giới, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được ở các bệnh viện trung ương đầu ngành như Việt Đức, Nội tiết Trung ương, Từ Dũ, thậm chí bệnh viện tuyến tỉnh. Về điều trị nội tiết tố, nếu như có luật, các bác sỹ đủ điều kiện kê đơn sẽ khám bệnh, đưa đơn thuốc để duy trì giới tính cho người thực hiện việc chuyển giới…
▪ ‘Cởi trói những rào cản’ cho các tổ chức xã hội vì cộng đồng (04/01/2017)
▪ ‘Sau tận cùng nỗi đau’ của người phụ nữ nhiễm HIV (28/12/2016)
▪ Người cựu binh giỏi cảm hóa thanh thiếu niên hư (27/12/2016)
▪ Khoảng lặng buồn ở Hòa An (23/12/2016)
▪ Đấu tranh vì quyền bình đẳng của LGBT: Nhiều niềm vui, không thiếu nỗi buồn (21/12/2016)
▪ Giới tính không quyết định năng lực (19/12/2016)
▪ Vượt qua ‘nỗi đau’ nhiễm HIV thành nhà hoạt động xã hội tích cực (16/12/2016)
▪ Rộng lối về cho những người lầm lỗi (15/12/2016)
▪ 'Bác sĩ' chuyên cứu sốc người nghiện ma túy (14/12/2016)
▪ Nữ quản giáo 8X ươm mầm thiện (13/12/2016)