Dự án S Project do nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập vào cuối năm 2015 với phương châm “Giáo dục giới tính - Nói đi đừng ngại”. Mục đích của dự án là giúp trẻ em có sự hiểu biết đúng đắn về giới tính, tránh xa nguy cơ về xâm hại tình dục và giúp trẻ em có kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Đồng thời, xóa bỏ mọi rào cản của trẻ em với bố mẹ, thầy cô, từ đó người lớn có thể trao đổi và dạy các trẻ về giới tính.
![]() |
Những bức tranh dự thi là những câu chuyện buồn về giới tính được kể lại - Ảnh: S Project |
Ban đầu, dự án hưởng tới trẻ em từ 9-12 tuổi, lứa tuổi có nhiều sự tò mò về giới tính nhất, nhưng lại khó có khả năng nhận thức hay tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại tình dục.
Để mang đến nhận thức đúng đắn về giới cho các em, ban tổ chức dự án thực hiện hoạt động giảng dạy, tổ chức các cuộc thi hay dự định tạo những buổi talk show thẳng thắn về giới tính.
Cô sinh viên 20 tuổi, Nguyễn Thị Song Trà, hiện đang học ngành Thông tin đối ngoại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính là người sáng lập dự án. Trà cho hay, ý tưởng lập S Project được hình thành vào kỳ nghỉ lễ 30/4/2015. Khi đó, một em bé 10 tuổi hỏi Trà rằng mình được sinh ra từ đâu, tại sao bố mẹ lại sinh được em bé, yếu sinh lý là gì. Những câu hỏi ngây ngô của em khiến cô sinh viên trường báo trăn trở nhiều tháng. Từ đó, Trà bắt đầu có ý tưởng muốn giúp em nhỏ hiểu đúng đắn về những vấn đề giới tính.
Tháng 8/2015, Trà lên kế hoạch thực hiện dự án với những hoạt động như giảng dạy, tổ chức các cuộc thi về giới tính, hướng tới trẻ em từ 9-12 tuổi. Sau đó, cô gái 9X nầy bắt đầu tuyển thành viên cho dự án, là những người bạn cùng lớp đại học với mình. Khi tập hợp được 6 người, nhóm đã bắt tay thực hiện kế hoạch bằng việc dạy về giới tính tại một số trường tiểu học tại Hà Nội.
Ngoài tiết dạy giáo dục giới tính tại các trường học, S Project tổ chức cuộc thi vẽ tranh về vấn đề này. Cuộc thi nhận được hơn 200 bài từ khắp nơi trên cả nước. Những bức tranh dự thi là những thắc mắc, những câu chuyện buồn về giới tính được kể lại trong những bức tranh.
Bên cạnh đó, S Project cũng triển khai các tiết học cho người khuyết tật ở Trung tâm Nghị lực sống tại Hà Nội. Theo nữ sinh sáng lập dự án, vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản của người khuyết tật gần như chưa được nhắc tới, trong khi họ là đối tượng dễ bị xâm hại tình dục hơn cả.
Trong thời gian tới, S Project sẽ mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh miền Trung, đặc biệt những nơi đang phát triển mạnh về du lịch. Vì theo Trà, việc phát triển du lịch khiến trẻ em tại các địa phương này phải đối mặt nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn nhiều lần.
▪ Nhiều người nghiện ma túy được hỗ trợ 100% chi phí khám, cấp thuốc (23/09/2016)
▪ Hỗ trợ gia đình người nhiễm HIV ở Sơn La tử vong trên đường về nhà (21/09/2016)
▪ Hành trình từ tội phạm ma túy đến tổ trưởng tổ dân cư mẫu mực (13/09/2016)
▪ Người nhiễm HIV “oan” sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng (10/09/2016)
▪ Dứt 45 năm nghiện ngập chỉ sau 2 ngày uống suboxone (09/09/2016)
▪ Đà Nẵng: Cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên sử dụng chất ma túy (09/09/2016)
▪ Đã có 4.000 - 5.000 người Việt chuyển đổi giới tính (07/09/2016)
▪ Cuộc đời nữ tử tù trở về từ cõi chết (03/09/2016)
▪ Chặng đường làm lại cuộc đời của người đàn bà trong đường dây ma túy Vũ Xuân Trường (03/09/2016)
▪ Chỗ dựa cho những người sau cai nghiện (29/08/2016)