Một nhà báo là người đồng tính đã từng viết rất nhiều bài tuyên truyền về HIV/AIDS một ngày kia bỗng nhận được kết quả xét nghiệm nhiễm HIV dương tính. Không cần miêu tả nhiều, bạn cũng hiểu được nỗi đau khổ, dằn vặt anh như thế nào. Nhưng nhờ sự yêu thương, giúp đỡ của người thân, bạn bè, anh đã có đủ dũng cảm để vượt qua khó khăn, để chia sẻ cùng mọi người câu chuyện của đời mình.
Trong hai thập kỷ qua tôi đã viết rất nhiều bài viết đăng trên báo và tạp chí, thậm chí có cả một cuốn sách về HIV/AIDS vì đại dịch nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân trên toàn thế giới. Rất nhiều người đã chết đó là bạn bè tôi. Tôi đã chọn lựa đề tài này vì nỗi đau mà tôi phải gánh chịu hồi năm 1986, sau khi tôi mất đi hai người bạn đều đang ở độ tuổi 20, lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Đó cũng là năm mà Bill, người tôi yêu thương nhất biết được sự thật anh đã nhiễm HIV dương tính. Tôi sợ rằng bản thân mình cũng nhiễm bệnh. Tất cả nỗi đau quây xung quanh tôi, tôi đã chứng kiến nỗi đau được phơi bày trọn vẹn. Khi ấy tôi xác định mình có nhiệm vụ phải kể cho mọi người biết những câu chuyện có thực của các nạn nhân của đại dịch thảm khốc này.
Tôi bắt đầu tự cảnh báo mình về mọi khía cạnh của đại dịch HIV/AIDS, tìm đọc sách vở và phỏng vấn các nhà hoạt động trong lĩnh vực này, phỏng vấn các nhà khoa học và cả những người nhiễm virus HIV. Và tôi cũng nói lên những nỗi khốn khổ về cả thể chất và tinh thần khủng khiếp, ca ngợi những hành động dũng cảm và những tấm lòng từ thiện đáng ca ngợi cũng như những thay đổi về mặt tinh thần đáng kinh ngạc mà bản thân tôi được chứng kiến.
Nhưng bất kể tôi đã biết được những gì, tôi chưa bao giờ thực sự hiểu được mình đã viết về những cái gì.
Là một người đồng tính nam, tôi không phải là một nhà quan sát biệt lập, bởi lẽ đại dịch HIV/AIDS đã tác động tới quá nhiều người xung quanh tôi. Mặc dù những chuyện tôi đã kể đều là những chuyện của chính họ. Tôi có thể nghe, xem và chia sẻ với độc giả những gì tôi được chứng kiến hoặc được nghe kể lại. Bản thân không nhiễm HIV, tôi có hiểu biết khá hạn chế, ngay cả với những chuyện xảy ra trong nhóm bạn thân nhất của tôi.
Cho tới bây giờ
Vì giờ đây tôi không chỉ là một phóng viên báo chí.
Mà tôi còn là một phóng viên đưa tin về HIV/AIDS.
Tôi chưa bao giờ có ý định kỉ niệm năm thứ 25 tồn tại của đại dịch HIV/AIDS bằng cách miêu tả những viễn cảnh trong quan niệm của tôi đã thay đổi ra sao, từ vị trí của một quan sát viên tới vai trò của mình người trong cuộc. Sự thay đổi đã diễn ra trong ngày 27/10 vừa qua, ba tuần sau ngày sinh nhật lần thứ 47 của tôi. Bác sĩ riêng của toi đã gọi điện cho tôi để thông báo về kết quả thử máu trong lần kiểm tra định kỳ. Ông ấy nói: "Tôi có tin rất tồi tệ về kết quả thử nghiệm HIV của anh đây".
Tôi cảm thấy như đất trời như sụp đổ dưới chân mình. Rất có thể tôi đã viết về điều này trong cuộc đời của những người khác hàng trăm lần - Những người đã nói về thời điểm trước và sau khi nhận được kết quả chẩn đoán HIV của họ. Nhưng giờ đây tôi đã biết những lời lẽ đó - Những lời lẽ mình tôi dùng nó để bao che cho chính cái sự thật mình tôi đang phải nghe và chứng kiến - tôi thực sự không miêu tả nổi cái khoảnh khắc thật sự kinh tởm khi phải biết sự thật này.
"Giờ đây anh ấy sẽ không cần tôi"
Tôi đã không biết phải nghĩ gì nữa. Đó là khi tôi nghĩ về Glenn, người tình đầu tiên của tôi - và ý nghĩ "bây giờ anh ấy không cần tôi nữa" cứ dày vò tôi - tôi bật khóc. Tôi chạy vụt vào bóng đêm. Tôi đã từng viết những bài báo phản đối bài diễn văn của tổng thống Ronal Reagan vào năm 1987 khi trong đó, ông này nhấn mạnh, việc giáo dục các "giá trị" có hiệu quả hơn so với những phương pháp phòng chống sự lây nhiễm của đại dịch HIV.
Chiều hôm đó, khi đến phòng mạch của bác sĩ để làm thêm lần nữa xét nghiệm máu, ông ấy đã khuyên tôi rằng, việc cố gắng tìm kiếm nguyên nhân chính xác tại sao lây nhiễm xảy ra. Theo ông, tốt hơn hết là tôi nên tập trung vào việc đương đầu với thực tại. Nhưng thực tại đó với tôi sao mà kỳ quái, khó hiểu vậy.
Tôi bắt đầu nhận thấy mình cũng trải qua thái độ phủ nhận như tôi đã từng nghe rất nhiều lần trước đó. Tôi đã tự thuyết phục bản thân rằng một may mắn nào đó về gen đã giúp tôi chống lại được virus vào những năm 1980 và việc quan hệ tình dục với nguy cơ thấp đã khiến tôi không nhiễm bệnh. Tôi cố nài nỉ làm thêm một xét nghiệm nữa, tự nhủ rằng có thể kết quả xét nghiệm của mình đã bị lẫn lộn với kết quả của người khác. Tôi đã nhìn vào cái kết quả tuyệt vọng ấy không biết bao nhiêu lần để tin rằng kết quả xét nghiệm của tôi là sự nhầm lẫn nào đó. "Tôi không làm điều gì sai vậy tại sao điều đó lại xảy ra với tôi?".
Lúc ấy tôi đã nhận được kết quả xét nghiệm của mình. Kể cả đã là một phóng viên nhưng đúng là với tôi, đó là thời gian thật khó khăn để chịu đựng. Tôi đã viết trong bài báo của mình: "Sửng sốt, đó là những gì mà bản thân tôi nhận được - con người tôi, bản thân tôi, sức khoẻ của tôi, đời sống của tôi, cảm giác về an toàn của tôi, nỗi sợ hãi về bệnh tật và cái chết của tôi". Tôi đã viết điều đó, nhưng tôi mới chỉ bắt đầu cảm nhận được nó. Một phần trong con người tôi vẫn là một người quan sát vô tư, để nhìn nhận và viết về đời sống của ai đó chứ không phải tôi.
Một tuần sau đó, tôi còn nhận được một tin tức khủng khiếp hơn. Các kết quả xét nghiệm cho thấy tôi có một lượng virus tương đối thấp, giống như giai đoạn vừa mới nhiễm bệnh. Thế nhưng, các tế bào bạch cầu mà virus HIV tấn công và phá huỷ cũng rất thấp - chỉ ở mức 198, so với mức 600 đến 1,200 ở người khoẻ mạnh bt. Tôi biết điều đó có ý nghĩa gì. Đó là sự thật mà tôi đã trích dẫn trong rất nhiều câu chuyện mình viết. Một mật độ tế bào T thấp hơn 200 chứng tỏ một hệ miễn dịch đang bị huỷ hoại và nguy cơ lây nhiễm đe doạ đến tính mạng người bệnh. Tôi cũng biết các Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh đều coi mức mật độ tế bào T dưới 200 là dấu hiệu cho thấy người bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Tôi đã hoàn toàn rối trí, nhưng bác sĩ của tôi bảo rằng, hãy quên đi tất cả những hình ảnh về người bệnh và những tử thi tôi đã từng chứng kiến, vì thời nay đã có liệu pháp điều trị hiệu quả. Ông ấy bảo mật độ tế bào của tôi có thể tăng lên nếu tôi được điều trị thuốc và nếu tôi chịu điều trị đúng, tôi vẫn có thể có một cuộc sống lành mạnh, thậm chí cuộc sống lâu dài. Nhưng hàng loạt những khuôn mặt đã lần lượt đi qua trước mắt tôi: những khuôn mặt một thời đẹp đẽ bị che phủ bởi những thương tổn, những thân thể một thời từng là những khúc cuộn cơ bắp khoẻ mạnh. Tôi đã khóc cho rất nhiều thanh niên trẻ mà tôi viết chuyện về họ. Những câu chuyện đó bây giờ đã là chuyện của tôi rồi.
Tôi đã nhớ lại cuộc đời của Bill tuần qua, khi tôi tới thăm anh ở bệnh viện hàng ngày sau khi kết thúc công việc. Tôi đã giúp anh ăn tối và cạo mặt cho anh. Tôi cũng đã chứng kiến thấy trí nhớ và sức khoẻ của anh giảm dần hồi tháng 4 năm 1994 - Hai năm trước khi liệu pháp điều trị kết hợp và những loại thuốc điều trị mới ra đời, đem lại hy vọng sống cho những người nhiễm HIV.
Nhưng liệu có loại thuốc nào có thể đem đi nỗi tức giận mỗi lần tôi cảm nhận được giới giáo chức tôn giáo trong nước ngăn cản việc giáo dục giới tính toàn diện cho thanh thiếu niên? Cũng không có bất cứ một liệu pháp điều trị nào cho sự tức giận mà tôi dành cho những người luôn miệng tuyên bố họ tin vào Chúa Trời yêu quý song lại căm ghét và lạm dụng các trẻ em đồng tính và người thân của chúng rồi lại bất ngờ "phát hiện" ra đại dịch HIV/AIDS vì đại dịch này tác động tới cả những trẻ em vô tội ở châu Phi.
Tôi cũng rất sợ những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc điều trị mà tôi sẽ phải dùng trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi hiểu rằng, các tác dụng phụ ấy có thể gây mất ngủ tới chứng ỉa chảy hoặc nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn như đái đường, bệnh tim hoặc bệnh gan.
Bất kể mọi điều tôi được biết về HIV, tôi thấy chính mình đang đọc lại những thông tin căn bản nhất, nhờ lại những gì mà các bệnh nhân HIV khác đã nói về sức mạnh của thông tin. Lần này tôi đã dùng năng lực nhà báo của mình để hỏi những câu hỏi về nhiệm vụ lớn nhất mà tôi từng có: phải tiếp tục sống.
Sứ mệnh: Tiếp tục sống
Chính sách bảo hiểm của tôi đã hạn chế mức dùng thuốc chỉ ở 1,500 đô la mỗi năm, trong khi đó, những thuốc tôi cần điều trị phải chi phí mỗi tháng là 1,700 đô la mỗi tháng. Vì điều này, tôi đã tìm kiếm những bạn bè trên Internet và qua email ở châu Âu để mua được thuốc giá rẻ hơn. Khi chẳng tìm được điều gì, tôi sục sạo những trang web của các tổ chức chuyên phục vụ những bệnh nhân HIV/AIDS, lòng đầy biết ơn với công việc họ làm. Bất ngời có những nhóm như Hiệp hội những người nhiễm AIDS trong nước đã không chỉ là những nguồn tin để viết lách như trước nữa.
Tôi liên lạc với rất nhiều người tôi có quen trong những năm làm báo, hy vọng họ có thể giúp tôi tìm kiếm một liệu pháp điều trị hiệu quả. Tôi không thể tự mình chi trả. Tôi đã đăng ký thử nghiệm lâm sàng ở Trạm y tế Whitman-Walker ở
Bốn tháng đieuè trị đã đẩy mức virus của tôi tới mức "không dò tìm thấy". Tuy thế, mật độ tế bào T vẫn ở mức thấp báo động. Song các bác sĩ và y tá đều khẳng định với tôi rằng hệ miễn dịch của tôi sẽ được cải thiện đáng kể.
Vào tháng 3, tôi đã hỏi xin bác sĩ thuốc ngủ để chữa chứng mất ngủ vốn là tác dụng phụ chính mà tôi nhận thấy tới nay trong thời gian điều trị. Tôi cũng đề nghị được tới bác sĩ tâm lý để tìm hiểu tại sao tôi luôn bị rơm rớm nước mắt. Vị bác sĩ tâm lý bảo, tôi thấy buồn vì kết quả xét nghiệm HIV của mình, và điều này đã thay đổi suy nghĩ về việc tôi là ai và cảm giác của tôi về việc tôi đang ở đâu trong cuộc đời này. Ông nói, tôi đang phải chịu đựng và rõ ràng, cảm giác buồn chán là điều hết sức tự nhiên khi phải đối diện với sự thật này.
Giữ bí mật
Tôi đã cởi mở với gia đình mình về việc tôi là một gay và gia đình tôi vẫn luôn yêu quý, chấp nhận tôi. Nhưng tôi lại là đứa con trai duy nhất trong nhà. Kể từ khi cha tôi chết năm 1989, tôi đã cảm thấy tự bản thân mình mạnh mẽ hơn những đứa trẻ khác. Tôi chưa bao giờ biết rằng, thật là bình thường nếu thừa nhận rằng mình sợ hãi, hoặc rằng tôi cần được yêu thương biết bao. Tôi nghĩ đaya là lý do lớn nhất khiến tôi có thể không tách biết và lạnh lùng khi phải viết về những chủ đề thương tâm như HIV/AIDS, ngay cả khi nó đã làm trái tim tôi tan nát.
Và thế là tôi đã giữ kín bí mật của mình trong nhiều tháng trời, làm ra vẻ nhiễm HIV là một điều gì đó thật đáng xấu hổ.
Thắng thắn từ trái tim
Giờ đây tôi đã cảm thấy cảm giác được hàn gắn trong bản thân, vì nếu nhiễm HIV cuối cùng đã giúp tôi hiẻu rằng tôi vẫn được chăm sóc và yêu thương.
Cuối cùng tôi đã thổ lộ với mẹ tôi về chuyện của mình hồi đầu tháng tư, bà bảo tôi: "Hãy dũng cảm lên John". Tôi đã biết những người dũng cảm đó - như rất nhiều người tôi biết và đã từng phỏng ván - họ không phải không sợ hãi, nhưng họ vẫn hành động đúng ngay cả khi rất sợ. Tôi cũng có thể dũng cảm, và kể lại câu chuyện của mình, vì tôi được gia đình và bạn bè yêu thương, giúp đỡ.
Tôi cũng hiểu rằng ngay cả 25 năm sống chung với đại dịch HIV/AIDS đã trôi qua, sự cởi mở như thế này vẫn có thể khiến nhiều người gặp khó khăn ở một vài nơi trên thế giới. Và tôi cũng biết rằng, có những người đồng tính nam trong nước có thể sẽ cho rằng, câu chuyện của tôi biết đâu đã từng là chuyện của chính họ.
Tôi đã làm điều đó. Tôi tự bảo với mình là tôi dũng cảm, thận trọng, có lẽ vì tôi đã từng là nhân chứng với tư cách một phóng viên. Nhưng niềm tin của tôi đã thay đổi. Giờ đây, tôi hiểu được những gì mà tôi nhìn thấy, hoặc nghe thấy từ những người khác. Và tôi cũng có thể cố gắng giúp những người chưa bao giờ trải qua kinh nghiệm này hiểu được - không chỉ bằng những bài viết từ sự quan sát mà còn bằng sự thẳng thắn của trái tim tôi.
Dương Kim Thoa theo http://www.honoluluadvertiser.com
▪ Kenya: Cần quan tâm đến trẻ mồ côi vì đại dịch AIDS (17/05/2006)
▪ Ấn Độ: Đốt nến cầu nguyện cho trẻ mồ côi vì đại dịch HIV/AIDS (08/05/2006)
▪ Sống với những mảnh đời bất hạnh (03/05/2006)
▪ Morrison mong muốn trở lại sàn đấu (02/05/2006)
▪ Quỹ toàn cầu thêm tài trợ quỹ chống HIV cho Kenya (28/04/2006)
▪ Vatican đánh giá tình trạng dùng bao cao su trong bệnh nhân HIV (28/04/2006)
▪ Một chuyện tình cờ nghe được (20/04/2006)
▪ Gửi trả người công nhân nhiễm HIV (17/04/2006)
▪ Người nhiễm HIV vẫn bị đối xử bất công ở Scotland (14/04/2006)
▪ Hạnh phúc nhân lên trong hoạn nạn (11/04/2006)