Bạn đọc nghi vấn về giải nhất sáng tạo thanh thiếu niên
Các Website khác - 19/10/2005

Sau khi đăng tải bài viết "Giải nhất sáng tạo thanh thiếu niên là sản phẩm copy?", chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Trong hơn 300 ý kiến gửi về, nhiều bạn đọc cho rằng việc phát triển ý tưởng mà không ghi là đồng tác giả là chưa thỏa đáng.

Soạn: AM 591252 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Huy và My tại buổi làm việc với nhà trường (Ảnh: Thanh Lâm)

* Việc này làm mình nghĩ đến Waston và Crick, 2 người được giải Nobel Sinh học vì đã tìm ra cấu trúc ADN. Nhưng trong giới khoa học ai cũng biết rằng họ dựa vào kết quả thí nghiệm chụp ảnh Xray của một nữ đồng sự tên là Rosalind. Ở trường Illinois (Mỹ) nơi mình đang học, việc này bao giờ cũng được các GS nhắc đến như là một ví dụ cổ điển về tính trung thực trong khoa học.

Tuy không phủ nhận việc Huy đã đưa chiếc máy vào thực tiễn, nhưng mình thấy ý tưởng của My phải được bảo vệ.

Đây là vấn đề bản quyền mà các nước tiên tiến có luật bảo vệ chặt chẽ. Việt Nam cũng cần phải tôn trọng quyền tác giả cho những ý tưởng khoa học. Huy chẳng qua chỉ may mắn hơn vì được người giúp đỡ (có lẽ nhiều nhất là công ty bố em) nên có điều kiện thực hiện sản phẩm. Trước mắt, không nên đưa đề tài này đi dự thi quốc tế khi vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Thuy Tram Illinois, USA

* Một nhạc sỹ lấy cảm hứng sáng tạo từ một bài thơ để sáng tác một bài hát, dù lời bài hát đã thay đổi nhiều so với bài thơ thì khi công bố vẫn là “bài hát của nhạc sỹ A phổ thơ của nhà thơ B”. Không thể cùng ý tưởng khi hai người bạn lại cùng lớp, cùng bàn. Tôi mong muốn rằng chúng ta đừng coi đó là việc nhỏ.

Vấn đề ở đây chỉ là khẳng định xem ai đã lấy ý tưởng của ai? Chỉ có một người có ý tưởng còn người kia dù có phát triển ý tưởng đó đến đâu mà không ghi là đồng tác giả thì cũng là ăn cắp ý tưởng mà thôi. Đây là cuộc thi “Sáng tạo” mà lại là “Sáng tạo trẻ”. Sáng tạo là do mình nghĩ ra chứ không phải sử dụng của người khác. Các em còn rất trẻ, cần một định hướng đúng cho cuộc sống sau này và đây là bước khởi đầu của định hướng đó, nên xác định rõ ràng nguồn gốc sản phẩm là điều rất quan trọng. Trần Khánh, Vũng Tàu, [email protected]

* Đúng là ý tưởng thì có thể trùng nhau nhưng không thể có sự trùng hợp tới mức 2 em học sịnh ngồi cùng bàn, cùng lớp, một em đã được xem bản thiết kế của em kia mà lại gọi là trùng ý tưởng được.

Hơn nữa, bản thiết kế của Hoàng My đã được thầy cô và nhà trường xác nhận là thực hiện trước khi em Huy đem đi dự thi. Cuộc thi này, mặc dù chỉ là một cuộc thi nhằm phát huy tính sáng tạo của thanh thiếu niên, nhưng chúng ta cần phải công bằng, nếu không các em sẽ mất lòng tin vào cuộc sống. Đó là điều đáng sợ nhất.

Tôi rất thất vọng khi trong một cuộc chơi sáng tạo, tôn vinh trí tuệ vậy mà còn có sự việc đáng tiếc như vậy. Cái chúng ta muốn có ở thế hệ trẻ là sự sáng tạo, tài năng của chính bản thân mình, và cả lòng dũng cảm dám nhận lỗi khi sai lầm. Phạm Mai Phương,Hà Nội, [email protected]:

* Trong giới học sinh, có lẽ các em chưa biết được hay không rõ ràng về nhận định bản quyền, quyền tác giả... Nhưng sự việc trên ảnh hưởng đến các em không nhỏ. Có thể các em sẽ nhận được một cái cảm giác bất công, "khó chịu" khi những sáng kiến của mình bị "copy" một các không chính đáng. Vì vậy cần phải làm rõ việc này một cách thoả đáng. Và đây cũng là một bài học chung cho tất cả chúng ta. Dang Phu Cuong, Can Tho, [email protected]

*Nếu như Huy là người đã sáng tạo ra sản phẩm này thì sao khi My yêu cầu vẽ lại sơ đồ bản vẽ của sản phẩm Huy lại không chịu vẽ lại? Nếu đã là chủ nhân của sản phẩm thì chẳng có gì khó khi vẽ sơ qua bản phác thảo về sản phẩm cả.

Bản thiết kế này đã được My nộp cho nhà trường và cô giáo chủ nhiệm lớp 10A14 đã photo ra cho các bạn ở lớp xem để đóng góp ý kiến. Đặc biệt hơn nữa Huy lại ngồi cùng bàn với My, mọi chi tiết thắc mắc cần hỏi Huy đều dễ dàng hỏi My, cô bạn cùng lớp không một chút nghi ngại. Hoàng Thái Tú, 24, Quan Nhân - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội; [email protected]

* BTC cuộc thi "Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên toàn quốc năm 2005" cần làm sáng tỏ xem sản phẩm này có phải là của em Huy không. Việc này tôi nghĩ không có gì khó khăn với chuyên môn của các chuyên gia, nhưng lại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không để lọt lưới những ý đồ dối trá trong các cuộc thi/giải thưởng lớn.

Nhà trường và các thầy cô giáo cũng cần đứng về phía lẽ phải. Nếu nói rằng "nhà trường chỉ đứng trên góc độ phẩm chất, đạo đức để giáo dục học sinh trưởng thành, học tập tốt" thì hình như nhà trường chỉ nói mà chưa làm được.

Thứ ba, với các bạn của Huy, chắc chắn các bạn là người hiểu Huy hơn ai hết, và biết rõ hành động Huy làm. Tôi kêu gọi sự lưu tâm chú ý của mọi người, mà hình như sự lưu tâm ấy chưa có được từ chính những người trong cuộc. Hoàng Yến, 360 Kim Mã, Hà Nội; [email protected]

* Việc Thái Quốc Huy cho rằng 2 ý tưởng thiết kế trùng nhau sẽ là hoàn toàn bình thường nếu như Huy và tác giả thật của bản thiết kế học ở2 trường khác nhau, chẳng quen biết gì nhau, sống ở 2 địa bàn khác nhau và hoàn toàn không có mối liên lạc, trao đổi và thảo luận gì. Đằng này, 2 người học cùng lớp, thậm chí ngồi cùng bàn; bản thiết kế của Hoàng My được công bố rộng rãi trong trường và lớp từ nhiều tháng trước thì khó có thể nói rằng đây là ý tưởng độc lập của Thái Quốc Huy. Vũ Công Nguyên, Hà Nội, [email protected]

* Thông thường, là HS, ai cũng muốn mình là người giỏi nhất, thành công nhất. Nhưng dường như bây giờ, người ta coi trọng sự nổi tiếng hơn cả thảy. Tôi đã từng theo dõi tác phẩm dự thi "máy lau nhà new tech" thật sự xứng đáng giành giải, nhưng quá bất ngờ với những gì đã xảy ra.

Thật đáng buồn khi mà một bộ phận HS có những ý tưởng lệch lạc về sự "nổi tiếng". Phải chăng, gia đình ở đây cũng có những ảnh hưởng nhất định? Mong rằng, ban giam khảo có những hành động cụ thể để em My không bị thiệt thòi trong vấn đề này. Phạm thành Đạt; [email protected]

* Việc này tuy nhỏ nhưng nếu không giải quyết rõ ràng sẽ khuyến khích sự bắt chước sao chép và có ''lý do chính đáng'' là ''trùng ý tưởng'' hoặc hay hơn là ''phát huy ý tưởng dù tác giả tác quyền chưa biết''.

Chấm dứt tình trạng vi phạm tác quyền trước hết phải giáo dục các em, cũng như thuyết phục gia đình che chở lúc này là hại con cháu đấy thôi. Ai lúc nhỏ mà không có sai lầm...quan trọng là thấy được sai lầm mà nhận lỗi. Tôi thấy khó có thể trùng ý tưởng sáng tạo trong cùng một lớp, cùng một thời gian và giống nhau về chi tiết thiếu sót được. Đem máy đi triển lãm nước ngoài -nếu giải quyết chưa xong vấn đề tác quyền thì nên tạm gác lại vì đó là hình ảnh sáng tạo trẻ của Việt mam. Nguyễn Hùng, [email protected]

*Thực tế, My đã lắp thành công sản phẩm chứ không phải là không thể thực hiện được. Xây dựng sản phẩm này không quá phức tạp, cho nên thiết kế và ý tưởng mới là quan trọng.

Đành rằng việc Huy mày mò tái tạo được sản phẩm là hành động đáng khen. Nhưng việc lấy ý tưởng, thiết kế đem đi thi làm tổn thương đến bạn mình, người cùng bàn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ mình là điều không thể chấp nhận được. Nếu sản phẩm tiếp tục được tham dự kỳ thi ở Ấn Độ trong khi chưa làm sáng tỏ tác giả thực sự thì những SV yêu chuộng công bằng và lẽ phải thấy không thỏa đáng. Thanh Hằng, St Louis, IL, Mỹ

* Tôi không biết rằng, trong vụ việc này ai đúng ai sai, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ em Hoàng My và nhóm bạn của em.Tôi thiết nghĩ hiện nay việc đăng ký quyền bảo hộ công nghệ của chúng ta là còn rất ít. Đối với Hoàng My và nhóm bạn cũng vậy. Khi em trình bày tác phẩm của mình và nhóm bạn dưới sự phát động cuộc thi lớn của nhà trường, tác phẩm dược đánh giá cao và có tính thiết thực nhưng chưa một ai nghĩ rằng sẽđăng ký sở hữu trí tuệ cho My cùng các bạn.

Không phải bất cứ một công trình nào là làm ra được trong ngày một ngày hai, không phải đơn giản nói là làm được mà đòi hỏi cả một thời gian suy nghĩ, mày mò khám phá cũng như học hỏi của các em.

Mặc dù nó chưa hoàn chỉnh, chưa có bộ điều khiển và còn thiếu nhiều nhưng chúng ta phải bảo vệ và ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần để các em tiếp tục nghiên cứu làm tác phẩm hoàn thiện hơn.Lương Ngọc Trâm, công ty cổ phần Hưng Nguyên, 25 Bà Triệu, TP Huế; [email protected]

* Đúng như lời Hoàng My nói: "Em không cần phần thưởng mà cái em cần là sự công bằng, được mọi người công nhận những ý tưởng em đã có và đã thực hiện" , tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý làm chột tài năng. Qua vụ việc lần này, tôi rất thắc mắc. Tôi tin vào My và nhóm bạn bởi sản phẩm đó được trình bày có lý, được tập thể công nhận (nhà trường) và đây không đơn thuần là sản phẩm riêng của My mà là của tập thể nhóm, của lớp, của trường. Nếu Huy nói sản phẩm là của mình, tại sao không đem đến trường để dự thi khi mà Huy học cùng lớp với My, lại được nghe nhóm trình bày mô hình, ý tưởng sản phẩm? Trương Hữu Quyền, Hà Nội, [email protected]

Ý kiến của bạn: