HS trường THCS Đường sắt số 6 ở thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) được phép tham gia cải cách hệ thống môn học tự chọn và có thêm quyền quyết định về chương trình học tập.
![]() |
Nghiện các trò game quân sự trên Internet, Wang Xiao từng là học sinh kém cỏi trong nhiều năm Kết quả tồi tệ này chấm dứt khi em khi tham gia một “siêu thị đặc biệt về chương trình giảng dạy” và được học môn mình yêu thích: khoá học về lịch sử vũ khí.
Sau 2 năm học, Wang Xiao, nam HS trường THCS Đường sắt số 6 ở thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) không chỉ thu thập được rất nhiều kiến thức về quân sự mà ngày càng yêu thích môn học này.
Wang Xiao là một trong số những HS THCS ở Trung Quốc đang tham gia cải cách hệ thống môn học tự chọn và có thêm quyền quyết định về chương trình học tập.
Su Fang, hiệu trưởng trường THCS Đường sắt số 6 ở thành phố Trịnh Châu cho biết, siêu thị chương trình giảng dạy được đưa vào trường từ 2 năm trước như là một nỗ lực giảng dạy mới nhằm cải cách hệ thống chương trình giảng dạy truyền thống do nhà nước đặt ra và khích lệ khả năng của HS bằng cách cung cấp cho các em kiến thức thực sự cần.
Từ trước tới nay, hệ thống giảng dạy cấp THCS ở Trung Quốc do nhà nước hoạch định. Các môn Trung văn, toán và Anh văn là môn học bắt buộc khắp cả nước.
Năm 2001, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tán thành một cải cách về chương trình giảng dạy. Theo đó, hệ thống chương trình giảng dạy do nhà nước hoạch định sẽ được thay thể bằng cách thức quản lý ba lớp. Phương pháp quản lý này cho phép chính quyền địa phương và trường học xây dựng kế hoạch giảng dạy.
Ở trường THCS Đường sắt số 6, siêu thị Chương trình giảng dạy hoạt động theo cách này. Thoạt đầu, giáo viên điều tra về sở thích học tập của HS. Sau đó, họ sẽ quyết định về các khoá học tham khảo. Cuối cùng, giáo viên sẽ ganh đua để mở các khóa học mới. Danh sách các khoá học và giáo viên xin dạy sẽ được thông báo trên mạng thông tin của trường để HS chọn các khóa học và giáo viên ưa thích. Một khóa học sẽ được mở khi có 20 HS đăng ký học.
Hiệu trưởng Su Fang cho biết mặc dù các khóa học được đưa vào siêu thị Chương trình giảng dạy là các khóa học ngoại khoá, các giáo viên vẫn cảm thấy áp lực và giảng dạy rất nghiêm chỉnh.
Yang Yang, một giáo viên vừa mở một lớp học về vũ khí trên siêu thị giảng dạy cho biết ông đã chuẩn bị bài phê bình chuyên sâu, bài giảng đèn chiếu và chọn phương pháp giảng linh hoạt. HS có thể ngắt lời HS thông qua hỏi và thảo luận với thày giáo. Đây là một việc bất thường trong văn hóa Trung Quốc vì các giáo viên nước này có quyền tuyệt đối trong lớp.
Sự phân biệt giữa giáo viên và HS bị phá vỡ. Bất cứ ai biết nhiều hơn có thể là giáo viên. Vì vậy, để điều khiển tốt một lớp học, giáo viên phải không ngừng củng cố kiến thức. Nếu không giáo viên sẽ “mất thể diện” trước HS.
Với Yang Guang, một HS đăng ký học lớp “Điều bí ẩn của Thế giới”, lợi ích lớn nhất mà em thu được từ siêu thị Chương trình giảng dạy là nhận ra những điều em chưa hiểu biết. Để trả lời những câu hỏi này, Yang nói em cần kiến thức và học tập.
Trong vòng hai năm qua, số lượng các lớp học tự chọn tăng từ 20 lên 40 lớp. Yang Guang cho biết HS rất thích siêu thị Chương trình giảng dạy, thậm chí rất khó đăng ký học một số khóa học ưa thích.
Ngoài các khóa học đánh giá thơ và phim, còn nhiều khóa học khác cung cấp các kiến thức vốn bị các bậc cha mẹ Trung Quốc coi là không thích hợp cho giáo dục phổ bậc thông như các khóa học “Để trở nên khéo léo”, “Điều bí ẩn của thế giới”, “Sự khác nhau về văn hóa ẩm thực giữa Trung Quốc và phương Tây”.
Theo hiệu trưởng Su Fang, siêu thị chương trình giảng dạy không chỉ được HS hoan nghênh mà còn được các phụ huynh ủng hộ mạnh. Zhang Dong, bố của một HS xác nhận “con tôi thường nghiện Internet nhưng bây giờ nó cũng thích siêu thị chương trình giảng dạy. Đây quả là một kế hoạch hay."
Yue Yudian, trưởng phòng Nghiên cứu Giáo dục thuộc Sở Giáo dục tỉnh Hà Nam nhận định phương pháp giảng dạy truyền thống của Trung Quốc không chú trọng sự khác nhau giữa các HS. Siêu thị Chương trình giảng dạy sẽ sửa những sai sót này.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không nên nói quá vai trò của siêu thị trên. Xét cho cùng, hệ thống giáo dục Trung Quốc theo định hướng thi cử và tương lai của HS vẫn được quyết định bằng điểm số của các môn học bắt buộc.
Nhưng nguồn tin từ trường THCS Đường sắt số 6 cho biết, trường sẽ coi siêu thị Chương trình giảng dạy như là một bước thử nghiệm thành công và dự định sẽ gửi bản báo cáo đặc biệt lên Bộ Giáo dục.
Theo quy định hiện hành của Trung Quốc, một phương pháp giảng dạy mới qua ba năm thử nghiệm có thể được giới thiệu sang các trường khác nếu tính khả thi của phương pháp được chứng minh.
Minh Thương (Theo Trung Hoa nhật báo/Tân Hoa Xã)
▪ Phát hành thẻ học tiếng Anh online (19/10/2005)
▪ Phút nói thật (19/10/2005)
▪ SV sư phạm Huế thấy áo dài bất tiện (19/10/2005)
▪ "Nhiều ý tưởng có thể trùng nhau" (19/10/2005)
▪ Giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn (18/10/2005)
▪ Sẽ có thêm trường ĐH dân lập Đại Nam (18/10/2005)
▪ Học bổng SV: Cao nhất 600.000đ/tháng (18/10/2005)
▪ Sách giáo khoa có lỗi của hơn 400 lĩnh vực (18/10/2005)
▪ Giải nhất sáng tạo thanh thiếu niên là sản phẩm copy? (17/10/2005)
▪ Những bất cập trước việc cấm sách bài tập bậc tiểu học (17/10/2005)