Nhiều ý kiến cho rằng, có nên bắt buộc phổ cập “tiền lớp 1” trong khi trẻ cần được phát triển tự nhiên, không nhồi nhét?
Không học, không theo kịp
Chị Nguyễn Thị Nga (Phòng 501, Khu tập thể GTVT, đường Kim Mã, Hà Nội) năm nay có con gái đến tuổi mẫu giáo. Thường ngày, chị đi làm, con gái ở nhà chỉ chơi quẩn quanh với người giúp việc. Chị cho biết, con bé tính tình rất nhút nhát, chỉ chơi với người thân hoặc đơn độc một mình với đống đồ chơi. Mỗi lần nhà có khách lạ, bé chạy biến vào phòng hoặc nép vào xó nhà. Chị cho bé đi học mẫu giáo thì thấy bé “khôn” hơn, dạn dĩ trong giao tiếp, biết cách chia sẻ tình cảm với nhiều người hơn.
![]() |
Trẻ được học những kỹ năng cơ bản từ trường mẫu giáo. Ảnh: Chí Cường |
Ngoài ra, trẻ còn học được cách hòa hợp, chia sẻ với mọi người, biết tuân thủ kỷ luật. Khi trẻ đi học, không có bố mẹ để vòi vĩnh nên cũng phát triển được tính tự lập. Như con chị Nga, trước đây, bé vẫn thường giành đồ chơi với anh trai. Tuy nhiên, khi đi học, bé biết ô tô thích hợp với anh trai hơn, còn mình chỉ nên chơi búp bê. Hoặc trước đây bé thường cho rằng con gà trơn bóng và... không có lông vì bé chỉ thấy con gà mà mẹ vẫn luộc. Sau khi học mẫu giáo nửa năm, bé đã biết phân biệt giữa con trâu và con bò. Bé cũng biết con gà trống có lông và thường gáy đánh thức mọi người vào buổi sáng chứ không phải trơn bóng như gà luộc.
Việc đi mẫu giáo chuẩn bị cho giai đoạn trẻ đi học giúp bé phát triển thêm nhiều kĩ năng. Về phía gia đình, trẻ đi mẫu giáo cũng giúp bà mẹ làm quen với việc rời xa trẻ, không nhất thiết chỉ biết dựa vào bố mẹ.
Không nên đưa ra chương trình nặng
Rõ ràng việc cho trẻ đi học mẫu giáo trước khi lên lớp 1 là rất cần thiết. Vì vậy, phổ cập “tiền lớp 1” nằm trong 3 mục tiêu lớn của Bộ GD&ĐT từ 2009- 2020. Theo đó, dự kiến 100% số trẻ 5 tuổi trên cả nước sẽ được tiếp cận với giáo dục có chất lượng trong các loại hình trường. Trẻ tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc được học trong các trường mẫu giáo công lập. Đối tượng này sẽ được miễn học phí như quy định với học sinh bậc tiểu học nên sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Theo bà Trần Thị Minh Hải, Hiệu trưởng Trường mầm non chuẩn quốc gia tư thục Minh Hải (Hà Nội), hiện chúng ta phổ cập tiểu học và nhiều nơi đã phổ cập THCS thì việc phổ cập một năm với trẻ 5 tuổi là thỏa đáng và rất cần thiết. Nếu so chương trình của trẻ 4 tuổi với trẻ 5 tuổi, chỉ thêm một bộ môn “nhận mặt chữ”. Đã “nhận mặt” thì không quá nặng nề mà chỉ giúp các em làm quen. Vì thế không quá lo lắng, nếu phổ cập 1 năm 5 tuổi trẻ bị “nhồi nhét”.
|
▪ Cách học ngoại ngữ cực dễ (18/12/2008)
▪ “Con đã vào đại học bằng đôi chân của mẹ” (18/12/2008)
▪ Du học tại chỗ - Lấy bằng Quốc tế (18/12/2008)
▪ Ngành bảo hiểm học xong sẽ làm gì? (18/12/2008)
▪ “Dàn trận” kiểm tra học kỳ (18/12/2008)
▪ Giảng viên ĐH: Liệu pháp “sốc”, liệu pháp “dài hơi” (18/12/2008)
▪ TP.HCM: hỗn loạn chen chúc ghi danh học TOEIC (17/12/2008)
▪ Giúp bé phát triển bằng đọc sách (17/12/2008)
▪ Thỉnh giảng tràn lan ở trường ngoài công lập (17/12/2008)
▪ Giảng viên ĐH: Lời cảnh báo của con số (17/12/2008)