Học sinh nữ, học sinh nam: Đủ để “múa đôi”
Một mặt bằng giới tính khá chuẩn xuyên suốt từ bậc tiểu học đến bậc THPT khi số học sinh nam và học sinh nữ càng lên các bậc học trên, càng tương đương nhau. Nỗi lo sẽ phải “nhập khẩu” cô dâu cho Việt Nam như ngành Y tế đang lo ngại sẽ không hiện hữu ít nhất là trong vòng 10 năm tới.
Ở bậc Tiểu học, số học sinh nữ là hơn 3,1 triệu học sinh trong tổng số trên 6,8 triệu học sinh tiểu học. Lên đến bậc THCS, con số này trở nên cân bằng hơn khi có hơn 2,8 triệu học sinh nữ trong tổng số hơn 5,8 triệu học sinh. Ở bậc THPT thì con số này đã cân bằng đến mức có thể tổ chức “múa đôi” cho toàn thế học sinh khối này trên cả nước khi có khoảng 1,5 triệu học sinh nữ trong tổng số khoảng 3 triệu học sinh THPT.
Thầy nuôi dạy trẻ không phải là chuyện lạ!
Hình ảnh cô nuôi dạy trẻ đã trở thành bất di bất dịch với phần lớn phụ huynh nên hình ảnh “thầy nuôi dạy trẻ” với nhiều người đã trở thành chuyện lạ. Nhưng ở bậc mầm non, vẫn có hơn 1.200 thầy trực tiếp nuôi dạy trẻ.
Các thầy nuôi dạy trẻ chủ yếu “lập nghiệp” ở khối các trường ngoài công lập. Chưa đến 200 thầy trong số này là ở các trường công lập.
Bậc tiểu học: Đàn em “ăn thèm vác nặng”
Trong tổng số 450.808 phòng học của cả 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT trên cả nước, chỉ còn vẻn vẹn 58 phòng học 3 ca. Một con số ít kỷ lục so với từ trước đến nay. Trên 410 nghìn phòng học đã là kiên cố và bán kiên cố, số phòng học tạm chỉ là 37.209 phòng học.
Cùng với mầm non, tiểu học dường như là bậc học chịu nhiều thiệt thòi nhất
Học ngoài công lập: tiền nhiều mà vẫn thiệt hơn!
Số học sinh bị lưu ban chỉ là tí hon và cũng vì so sánh nên số lượng học sinh lưu ban ở các trường công lập đã trở nên khổng lồ. Ở bậc tiểu học, trong số hơn 200 nghìn học sinh bị lưu ban, chỉ có 128 học sinh là của các trường ngoài công lập. Lên đến bậc THCS, trên 193 nghìn học sinh bị lưu ban, cũng chỉ có khoảng trên 1.700 học sinh là các trường ngoài công lập.
Bậc THPT, các trường ngoài công lập, số học sinh bị lưu ban cũng vẫn chỉ bằng chưa đến 1/2 số học sinh lưu ban của các trường công lập khi có khoảng 23 nghìn học sinh lưu ban trong khi con số này của các trường công lập là trên 56 nghìn.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa học ngoài công lập suôn sẻ hơn vì thực tế thì tổng số lượng học sinh học tại các trường công lập cũng hơn các trường ngoài công lập nhiều lần.
Nhưng, có một điều rất đáng chú ý là học tại các trường ngoài công lập, học sinh thường phải chịu học phí cao hơn nhưng các em lại bị thiệt hơn. Bậc THPT, sĩ số học sinh mỗi lớp ngoài công lập trung bình là 48,69 HS/lớp, trong khi tỷ lệ này ở các trường công lập là 44,01HS/lớp. Trung bình, tỷ lệ giáo viên/ lớp ở các trường ngoài công lập là 1,71 trong khi ở các trường công lập là 2,07. Các bậc học khác cũng tương tự.
Theo Dan Tri
▪ Cẩn thận khi chọn ngành thời thượng báo chí (18/02/2009)
▪ Khối ngành kĩ thuật, công nghiệp: Dễ đỗ, dễ xin việc (18/02/2009)
▪ Tỷ phú Nhật nhắm tới giáo dục đại học tại Việt Nam (18/02/2009)
▪ Dạy trẻ mầm non học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (18/02/2009)
▪ Dịch vụ thuê giải bài tập của teen (17/02/2009)
▪ Ông Nguyễn Đắc Vinh giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam (17/02/2009)
▪ Tuyển sinh ĐH, CĐ 2009:Chọn ngành, chọn trường hay chọn nghề? (17/02/2009)
▪ Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009:Y- Dược tăng nhẹ chỉ tiêu, Nông - Lâm “lên giá” (16/02/2009)
▪ Để sinh viên đi bằng chính đôi chân mình (16/02/2009)
▪ Học khối C, có lo bị bí ngành ? (16/02/2009)