Cách đây 2 ngày, Chủ tịch ĐH Harvard Lawrence H. Summers đã gửi thư tới "các thành viên thuộc cộng đồng Harvard" đề cập tới câu chuyện miễn cưỡng đi tới quyết định rời ghế chủ tịch ở ngôi trường ĐH hàng đầu thế giới. Dưới đây là nội dung bức thư.
![]() |
TS Summers (Nguồn: Time.com) |
"Thân gửi các thành viên thuộc cộng đồng Harvard!
Tôi đã thông báo với Hội đồng điều hành ĐH Harvard rằng tôi sẽ từ chức Chủ tịch ĐH Harvard kể từ ngày 30/6/2006. Sát cánh với mọi bộ phận của cộng đồng Harvard, và đặc biệt là với những sinh viên xuất sắc của chúng ta, là một trong những niềm vui lớn trong cuộc đời làm việc của tôi.
Thế nhưng, tôi đã miễn cưỡng đi tới quyết định rằng: Với những bất hoà giữa tôi và các nhóm thuộc Trường Nghệ thuật và Khoa học, tôi không thể thúc đẩy chương trình đổi mới mà mình thấy là rất quan trọng đối với tương lai của Harvard. Do vậy, tôi tin tốt nhất là Harvard có một vị chủ tịch mới.
Sự vĩ đại của Harvard luôn luôn bắt nguồn từ khả năng tiến hoá của nó khi thế giới và các nhu cầu của thế giới thay đổi - để đào tạo và khơi dậy năng lực tiềm tàng của mỗi thế hệ kế tiếp theo những cách mới và đầy sáng tạo. Do tin tưởng sâu sắc rằng tính tự mãn là một trong những nguy cơ lớn nhất mà Harvard đối mặt, trong 5 năm qua, tôi đã cố gắng thúc đẩy và thách thức ĐH Harvard vươn tới những mục tiêu tham vọng nhất theo những cách sáng tạo. Rõ ràng, tôi có lẽ đã làm được điều này nhiều lần bằng những cách sáng suốt hoặc đáng kính trọng hơn. Ý thức này của tôi bắt nguồn từ sự tin tưởng rằng Harvard có một khả năng đặc biệt để tạo ra sự khác biệt thực sự trong một thế giới đang rất cần nhiều cách hiểu biết.
GS Giáo sư Lawrence H. Summers trả lời phỏng vấn TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn về vấn đề toàn cầu hoá và nguyên nhân thành công của nền giáo dục ĐH Hoa Kỳ. Xem chi tiết>> |
Khi rời cương vị Chủ tịch, hy vọng lớn nhất của tôi là Harvard sẽ tiếp tục xây dựng những yếu tố đổi mới quan trọng mà chúng ta đã bắt đầu trong vài năm qua. Với tư cách là Chủ tịch, tôi muốn góp phần xây dựng công trình tuyệt vời này mà sẽ là Harvard đầu thế kỷ 21. Tôi lấy làm mãn nguyện khi tham gia đặt một số nền tảng cho những công trình sắp tới.
Trong vài năm qua, dựa trên sự thảo luận rộng rãi và bằng chứng khách quan của các cuộc khảo sát, chúng ta đã nhận ra rằng chất lượng kinh nghiệm mà chúng ta cung cấp cho các sinh viên chưa hoàn toàn xứng với chất lượng của họ hoặc chất lượng của các cán bộ giảng dạy ở Harvard.
Trường đã nỗ lực cải thiện chất lượng kinh nghiệm cho sinh viên và kết quả thể hiện rõ ở sự tiếp xúc mạnh hơn giữa giáo viên-sinh viên, sự gia tăng mạnh mẽ cơ hội quốc tế cho các sinh viên của chúng ta, các hoạt động và đời sống xã hội của sinh viên bắt đầu được nâng lên ngang bằng với tiêu chuẩn của các trường tương đương. Nhiều kết quả còn nằm ở phía trước khi việc cải cách giáo trình được thúc đẩy. Dù kết quả đi thế nào chăng nữa thì tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ hy vọng rằng nhu cầu của sinh viên được đặt ở trung tâm của kế hoạch giáo dục.
Vào thời điểm khi độ tuổi trung bình của các giáo sư đang tiến gần tới 60, việc đổi mới đội ngũ giáo viên phải được quan tâm hàng đầu. Một số trường, đặc biệt là Trường Nghệ thuật và Khoa học, đã lớn mạnh nhanh nhất trong vài năm qua. Khi đổi mới đội ngũ giáo viên của Harvard, tôi tin điều cốt yếu là phải làm tốt hơn trước đây để đảm bảo rằng chúng ta đang làm mọi thứ có thể để thu hút, phát triển và giữ lại những học giả hứa hẹn nhất. Chúng ta đã tuyên bố một số những chính sách quan trọng về thuê, cố vấn, hỗ trợ nghiên cứu và bổ nhiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tiếp tục quan tâm tới những vấn đề này trong những năm tới, nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu chung là thúc đẩy sự đa dạng và những sắp xếp công việc liên khoa, trường.
Xem bản tiếng Anh của bức thư tại đây. |
Trong những năm qua, chúng ta đã có những bước đi quan trọng nhằm mở rộng lời hứa tới mọi bộ phận của ĐH Harvard rằng tài năng chứ không phải khả năng tài chính là chìa khoá để được vào học ở Harvard. Với việc xoá bỏ các khoản đóng góp đối với những sinh viên tới từ các gia đình có thu nhập dưới 40.000 đôla, Harvard đã tái khẳng định cam kết coi giáo dục là nguồn cơ hội ở quốc gia này và đã gia tăng đáng kể sự đa dạng về kinh tế của các sinh viên trong trường. Chúng ta đang mở rộng triết lý tương tự tới các nghiên cứu sinh và các trường chuyên nghiệp bằng cách đảm bảo rằng những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp học thuật hoặc dịch vụ công cộng được hỗ trợ tốt trong khi ở Harvard để họ không bị gánh nặng nếu chọn nghề nghiệp mà phần thưởng của những nghề này không phải ở dạng tài chính.
Ngay cả khi tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên của mình trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời xây dựng những cơ sở mới cho nghệ thuật, Harvard cũng cam kết đầu tư mạnh khoa học và công nghệ.
Thành công của những khoản đầu tư này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong vài thập kỷ tới đối với vị thế toàn cầu của trường và đối với sự hùng mạnh về kinh tế trong khu vực. Chúng ta đang xây dựng và có kế hoạch xây dựng các cơ sở khoa học với diện tích lên tới hơn 25 sân bóng đá. Và chúng ta đang tham gia vào những dự án hợp tác mới, chẳng hạn như Viện Broad và Viện Tế bào gốc đã lôi kéo các trường khác nhau ở Harvard, MIT và các bệnh viện trong khu vực hợp tác về kiểu điều tra liên ngành quy mô lớn.
Chủ tịch ĐH Harvard từ chức Người từng được ca ngợi là "người lãnh đạo chỉ xuất hiện một lần trong một thế kỷ" đã tuyên bố hôm 21/2 sẽ kết thúc nhiệm kỳ làm chủ tịch vào cuối năm học 2005-2006 Xem chi tiết>> |
Nhận ra vị trí trung tâm của công nghệ trong đời sống tri thức ngày nay, chúng ta cũng có các kết hoạch đầu tư mạnh cho kỹ thuật. Tất cả những nỗ lục này cần được quan tâm đúng mức. Tôi hy vọng công việc của Provost và uỷ ban hoạch định khoa học toàn trường hiện sẽ tiếp tục tạo ra tiến bộ ở lĩnh vực đó..
Quy tụ Harvard là một mục tiêu trung tâm và đầy thách thức trong những năm gần đây. Chúng ta đã gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng khi tăng cường sự minh bạch về tài chính khắp Harvard. Chúng ta đã nhận ra rằng, hiệu quả về tài chính cũng như hoạt động trong nhiều vấn đề từ mua sắm, dự thảo ngân sách, nguồn nhân lực cho tới huy động vốn. Chúng ta cũng thấy số các chương trình đào tạo chung gia tăng và tôi rất phấn khởi khi thấy GSAS gần đây quan tâm tới việc hỗ trợ các chương trình đào tạo tiến sĩ ở Harvard.
Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Không thể duy trì được vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực trí tuệ nếu chúng ta vẫn bị gò bó bởi những ranh giới nhân tạo giữa khoa và trường. ''Mỗi chiếc bồn tắm có đáy của riêng nó'' là một phép ẩn dụ sâu sắc về sự ra quyết định tại Harvard. Chúng ta sẽ không thoát khỏi những giới hạn của nó nếu các trường và khoa không cởi mở hơn để vượt lên những mối quan tâm kiểu địa phương nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu rộng hơn của Harvard.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã mua nhiều đất hơn và bắt đầu chuẩn bị các địa điểm để phát triển. Tuần trước, chúng ta đã tuyên bố các kế hoạch xây dựng một toà nhà khoa học lớn đầu tiên và thêm không gian cho các bộ sưu tập nghệ thuật. Một kế hoạch đang định hình và Harvard đã bắt đầu có được khả năng phát triển cần thiết để thực hiện kế hoạch đó. Thách thức lớn nhất là huy động khả năng sáng tạo lớn và tiềm năng trong cộng đồng để đảm bảo rằng cái mà chúng ta xây dựng ở Allston sẽ giúp Harvard thực hiện những công việc tiên phong theo các cách thức mới mẻ, tạo ra sự khác biệt thực sự trên thế giới.
Tuy vậy, trong những năm qua cũng có những căng thẳng và những bất đồng. Sau một thời gian nghỉ phép và suy ngẫm, tôi muốn nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Harvard cũng như quay trở về với những mối quan tâm của tôi. Đó là các vấn đề chính sách kinh tế quốc tế và quốc gia. Đồng thời, tôi hy vọng và tin tưởng chúng ta sẽ cùng đi hết năm học này trên tinh thần thiện chí và sự tham gia mang tính xây dựng vào công việc của trường.
Tôi sẽ trân trọng tình bạn và sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp và sinh viên đặc biệt tại Harvard. Tôi sẽ luôn biết ơn về cơ hội được làm chủ tịch tại Harvard.
Xem bản tiếng Anh của bức thư tại đây.
Minh Sơn (dịch từ website ĐH Harvard)
▪ Bài làm sáng tạo sẽ được thưởng tới 1 điểm (23/02/2006)
▪ ĐH Huế: 12 ngành mới, 5.900 chỉ tiêu (22/02/2006)
▪ Sửa đổi quy chế tuyển sinh 2006 (22/02/2006)
▪ Làn sóng phẫn nộ lạm thu học phí (22/02/2006)
▪ Làn sóng văn học tuổi mới lớn trở lại Indonesia (23/02/2006)
▪ Chủ tịch ĐH Harvard từ chức (22/02/2006)
▪ Khoa học cơ bản vẫn cần những người giỏi và tâm huyết (23/02/2006)
▪ Hội thảo học cao đẳng và dạy nghề tại Australia (21/02/2006)
▪ TP.HCM: 70 giáo viên thi dạy giỏi ngành giáo dục thường xuyên (22/02/2006)
▪ Những con số "giật mình": Hai điều lo ngại! (21/02/2006)