Tạm xa gia đình, trường lớp, xa ánh đèn và niềm vui nơi phố thị, những sinh viên tình nguyện đã chọn mảnh đất biên giới Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Phước để làm nên một mùa hè xanh đầy ý nghĩa.
Cao Thanh Dũng đang cắt tóc cho học sinh |
Đêm văn nghệ Dấu ấn tình nguyện với các ca sĩ sinh viên đến từ trường Văn thư lưu trữ T.Ư 2 đã làm cho cả Bưng Xê (xã Tân Thành, TX Đồng Xoài) tưng bừng như ngày hội mùa.
Mảnh sân nhỏ của Nhà văn hóa thôn từ chập tối đã có hơn mấy trăm người chen chân nhau tìm chỗ ngồi. Nhạc nổi lên, một nam sinh viên mở đầu với bài hát Sài Gòn quật khởi.
Không còn khoảng cách giữa sân khấu với khán giả, chỉ có những cái nắm tay thật chặt của các cụ già, những bà mẹ và tiếng hò reo cổ vũ nồng nhiệt của những khán giả trẻ. Màn biểu diễn thời trang trẻ cây nhà lá vườn khá ấn tượng: quần soóc, áo pull, sơ-mi buộc chéo trước, giày cao gót, những bước đi “vụng về”, và tạo dáng kiểu hip-hop đã tạo ra những tiếng cười sảng khoái, những tràng vỗ tay vang như pháo nổ.
Gieo chữ trong sóc Khơme
Chiều biên giới lao xao tiếng trẻ vọng từ trong những phum sóc, làm cho con đường về xã Lộc Quang (Lộc Ninh) rất rộn ràng.
Nguyễn Thị Hồng Lộc, sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Sài Gòn, thổ lộ: “Người Khơme ít nói và ngại tiếp xúc. Ban đầu, tưởng như khó tiếp cận, nhưng rồi thấy sinh viên tình nguyện (SVTN) nhiệt tình, xông xáo, bà con cũng cởi mở hơn. Bây giờ, chúng em còn được các thiếu nữ trong sóc dạy các điệu múa truyền thống của dân tộc”.
Cô giáo tình nguyện đang giảng bài |
15 chiến sĩ tình nguyện, 50 máy tính, chia 3 ca dạy tin học cho ĐVTN và cán bộ xã.
Đội trưởng Vũ Lê Tân, cho biết: “Vài ngày nữa chia tay bà con, SVTN sẽ tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ mang chủ đề Hoa của đất, học sinh của sóc tham gia với sự hỗ trợ của đội văn nghệ trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Sài Gòn.
Đến với SVTN trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước tại xã Hưng Phước (huyện Bù Đốp), chúng tôi cảm nhận không khí tất bật, khẩn trương. Tình nguyện ngay trên mảnh đất quê hương, là điều khiến các bạn thấy hạnh phúc nhất. Các SVTN đã đến từng trường gom góp những bộ sách giáo khoa cũ, đến từng nhà dân để vận động các em đi học. Trần Cao Quỳnh, Đội trưởng, cho biết: “Làm tất cả có thể để giúp các em vượt qua khó khăn, tiếp tục đến trường...”.
Ông Vũ Khắc Tân- Trưởng ấp 4, vui vẻ: “Bà con chúng tôi mong ước có sinh viên tình nguyện kéo dài thời gian công tác tại đây để dân được nhờ…”.
Kết quả gần 60 em học sinh đủ các khối lớp đã chăm chỉ mỗi ngày đến Nhà văn hóa xã để các thầy cô dạy tiếng Việt và Toán. Phía đầu lớp dành riêng một góc để SVTN Cao Thanh Dũng cắt tóc cho các em. Buổi sáng nơi đây là bục hướng dẫn phổ biến pháp luật cho bà con, chiều làm nơi dạy học. Một tấm bảng đen, các bạn đặt giữa lớp tận dụng giảng bài cho hai nửa lớp cùng một lúc.
Ngoài giờ dạy học, các chiến sĩ tình nguyện còn làm đường cho người dân. Sống và làm việc với người dân SVTN sẽ có những ngày tình nguyện có ích và ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên. Trưởng ấp 4 Vũ Khắc Tân mong muốn: “Sau đợt tình nguyện này mong các bạn sinh viên tình nguyện sẽ trở lại để giúp đỡ bà con chúng tôi, giúp đỡ học sinh ấp này học hành tiến bộ”.
Trân Châu - Phan Tâm
▪ Nửa triệu thí sinh đã trượt đại học (09/08/2008)
▪ Gặp thí sinh có điểm văn cao nhất nước (09/08/2008)
▪ Con đỗ, mẹ lo (07/08/2008)
▪ Chàng chăn bò trở thành thủ khoa đại học (06/08/2008)
▪ Triển khai phong trào "5 xung kích” và "4 đồng hành'' (05/08/2008)
▪ Kỳ tích của một thủ khoa “bán công”c (04/08/2008)
▪ Những bông hoa trong gian khó (02/08/2008)
▪ Năm học 2008- 2009: Năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong ngành giáo dục (02/08/2008)
▪ Thủ khoa hay "nhảy" (02/08/2008)
▪ Thơm thảo những bông Hoa Trạng Nguyên (02/08/2008)