Văn hóa trong ngôn ngữ
TT - Thầy tôi quan niệm: học bất cứ ngôn ngữ nào, điều đầu tiên cần làm là phải tôn trọng ngôn ngữ đó. Có như thế mình mới tiếp thu dễ dàng và vận dụng chính xác được. Thầy bảo rằng mọi thứ lai tạp trên thế gian này không có cái gì là đẹp đẽ cả!
Thầy tôi không thể chấp nhận cách phiên âm “chia để trị” trong tiếng Việt mình, kiểu như Einstein thì thành Anh-xtanh, Newton thành Niu-tơn. Cách đọc tên người khác “bình dân học vụ” như thế thầy cho rằng đó là biểu hiện của sự “mất văn hóa”. Thế mà cái “mất” đó lại tồn tại trong hầu hết các sách giáo khoa, giáo trình (ở cả đại học) hiện nay!
Đã vậy kiểu chơi chữ “Việt hóa ngoại ngữ” thậm chí còn bị tiêm nhiễm vào đầu con trẻ bằng những câu đố vô thưởng vô phạt! “Nước gì ác nhất trần đời?” (Hung - Hungary), hay “Nước gì đưa võng cho em?” (Ru - Romania)! Không tôn trọng những điều mình nói như vậy, rõ ràng cũng là không tôn trọng chính bản thân mình!
Thế đấy, buổi học đầu tiên thầy tôi đã dạy chúng tôi những bài học sơ đẳng như thế. Văn hóa không ở đâu xa, nó nằm ngay trong chính những điều nhỏ nhặt mà hằng ngày ta vẫn thường xuyên tiếp xúc. Vô tình hay cố ý phạm vào những sai lầm nhỏ nhặt đó thì lâu dần nó không chỉ là một sự nhầm lẫn, mà trở thành một căn bệnh “thiếu văn hóa” của nhiều người, một lớp người.
TRẦN PHẠM LÊ PHAN
▪ Giải nhất sáng tạo thanh thiếu niên là sản phẩm copy? (17/10/2005)
▪ Những bất cập trước việc cấm sách bài tập bậc tiểu học (17/10/2005)
▪ Người bị "chôm chất xám" bắt tay với kẻ đạo văn (17/10/2005)
▪ Kiến nghị Quốc hội kiểm tra sử dụng kinh phí giáo dục (17/10/2005)
▪ "VN nên đa dạng hóa kiểm định chất lượng giáo dục" (17/10/2005)
▪ "Tán thành bỏ điểm thưởng học sinh giỏi" (17/10/2005)
▪ Học bổng thạc sĩ tại Thái Lan năm 2006 (16/10/2005)
▪ Language Link Việt Nam đạt chứng chỉ ISO (15/10/2005)
▪ Hong Kong mở cửa thu hút nhân tài (15/10/2005)
▪ Một thí sinh bị “nhầm điểm” từ 19,5 lên 26,5? (14/10/2005)