Chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) năm 2005: 8,4% - chấp nhận được?
Mặt bằng giá mới Theo Tổ điều hành thị trường trong nước của Chính phủ, năm 2005 thị trường nội địa chịu tác động mạnh của việc tăng giá đối với nhiều mặt hàng mà nguyên nhân chính là do hầu hết các loại vật tư đầu vào để sản xuất đều phải nhập khẩu với mức giá khá cao: Xăng dầu, phân bón, hoá chất dẻo, clinker... cùng với việc hạn hán nắng nóng kéo dài, tiếp theo lại bão lũ cùng dịch cúm gia cầm... tạo sức ép tăng chi phí đầu vào sản phẩm và giá bán hàng hoá dịch vụ trong nước. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền (Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ) phân tích: Giá cả mặt hàng thực phẩm tăng cao nhất là thực tế của diễn biến thị trường, do bị thiếu hụt khoảng 20% nguồn cung bởi dịch cúm gia cầm. Cũng theo tiến sĩ Hiền, nguyên nhân tăng giá của thị trường trong nước vẫn xuất phát từ mặt bằng giá cả của thị trường thế giới đã lên một mức cao hơn hẳn mà chúng ta phải chấp nhận. Đã vậy, mức lương của cán bộ công nhân viên chức đã tăng thêm 31%, cùng với thu nhập của người lao động xã hội đều đồng loạt tăng theo cũng là một động cơ thúc đẩy giá cả lên mặt bằng mới. TS Hiền cho rằng, chỉ số CPI 8,4% là chấp nhận được. Nếu tính thêm cả việc trì trệ và "đóng băng" của thị trường bất động sản thì chỉ số CPI còn "tụt" ghê gớm. Tương tự, theo chính Cục Thống kê TPHCM, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn là nhóm đạt mức tăng cao nhất trong năm 2005 (13,68%). Trong số này, rau xanh tăng 40,76%, thịt gia súc tăng 25,77%, thuỷ hải sản tươi sống tăng 20,41%, thực phẩm tăng 15,91%. Với mức tăng giá của các sản phẩm, dịch vụ thực tế cao, đời sống của người lao động gặp khó khăn do mức tăng thu nhập không theo kịp so với mức tăng giá chung. Ngoài ra, giá một số hàng hoá là nguyên liệu phục vụ sản xuất - xuất khẩu tăng cao hoặc trồi sụt thất thuờng, như giá mía nguyên liệu liên tục tăng khi các nhà máy đường bước vào niên vụ sản xuất, hiện đã lên đến trên 530 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm sú, cá tra, cá ba sa lại khi tăng lúc giảm, khiến số bè nuôi cá giảm hẳn tại một số địa phương (An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ...). Nhóm PV KTXH
|
▪ Cơ sở chế biến gia cầm được vay vốn lãi suất 0% đến ngày 1.3.2006 (24/12/2005)
▪ Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Luật Quản lý thuế (24/12/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 23.12 (23/12/2005)
▪ Quảng Bình: Khởi công gói thầu số 8 - cảng hàng không Đồng Hới (23/12/2005)
▪ TP.Hồ Chí Minh: Triệt phá ổ sản xuất rượu giả ngoại quy mô lớn (23/12/2005)
▪ Đi lên bằng nội lực (23/12/2005)
▪ Tăng phí xe vào sân bay Tân Sơn Nhất: Một cách thu dịch vụ gián tiếp (23/12/2005)
▪ Mỏ Cọc Sáu khai thác tấn than thứ ba triệu (23/12/2005)
▪ Bùng nổ dịch vụ thẻ ngân hàng (23/12/2005)
▪ Điều chỉnh giá xăng bán lẻ: Nên hay không? (23/12/2005)