"Gỡ băng" cho thị trường bất động sản: Giảm cung về đất chưa phải là giải pháp phù hợp Những biện pháp mà Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra có phá được sự trầm lắng của thị trường bất động sản? Ông Tống Văn Nga -Thứ trưởng Bộ Xây dựng trao đổi với báo giới về những vấn đề nêu trên. Những căn biệt thự xây thô ở thị xã - Cung-cầu về bất động sản có sự khác biệt lớn so với các loại hàng hoá khác, vì vậy không thể chỉ thực hiện đơn giản và vội vàng việc giảm cung. Bởi vì trong một xã hội phát triển thì nhu cầu cải thiện về chỗ ở ngày càng tăng. Do đó đòi hỏi Nhà nước vừa phải có cơ chế, chính sách để từng bước đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nhà ở cho nhân dân, đồng thời phải tính đến yếu tố phát triển bền vững để khắc phục tình trạng phát triển nhà ở tự phát, buông lỏng quản lý như đã từng xảy ra. Để phát triển thêm một khu đô thị mới đòi hỏi phải có thời gian từ 3 đến 5 năm, đối với những dự án lớn thì dài hơn. Do đó để giải quyết hợp lý mối quan hệ cung-cầu đối với thị trường bất động sản, không chỉ đơn thuần là giảm cung về đất mà vấn đề quan trọng là cần đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng và chương trình phát triển nhà ở của các địa phương, đặc biệt là ở các đô thị lớn phù hợp với định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, cần triển khai các dự án phát triển nhà ở một cách đa dạng để đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó cần chú trọng tới nhu cầu khác nhau của các đối tượng thu nhập thấp, các hộ gia đình cần tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, những người có thu nhập cao... Đối với từng đối tượng cụ thể cần có cơ chế về thu tiền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư phù hợp. Những vấn đề nêu trên chưa được giải quyết thỏa đáng trong Luật Đất đai 2003, do đó chính quyền các địa phương cũng như các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Giảm cung về đất chưa phải là giải pháp cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay. - Vậy còn biện pháp ¿kích cầu¿ thì sao? - Ở nước ta, phần đông các đối tượng có nhu cầu thực sự về nhà ở đều có mức thu nhập thấp. Như vậy nhu cầu là rất lớn nhưng điều kiện thanh toán lại rất hạn chế. Ngược lại, có một bộ phận thiểu số các hộ gia đình có thu nhập cao, khá giả tuy không có nhu cầu sử dụng nhà ở, nhưng lại muốn sử dụng vốn nhằm thu được tỷ suất lợi nhuận cao thông qua việc mua bán nhà đất để kiếm lời, gây nên tình trạng đầu cơ. Do đó, việc kích cầu đối với bất động sản nhà ở phải căn cứ theo nhu cầu của từng loại đối tượng cụ thể để có giải pháp hợp lý. Để tác động tới thị trường nhạy cảm này, Nhà nước cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, khả năng thu nhập và yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở. Để giải quyết nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp, phải có chính sách khuyến khích phát triển quỹ nhà ở để cho thuê, thuê mua. Việc tạo lập quỹ tài chính dành để phát triển nhà ở, góp phần điều tiết thị trường nhà ở cũng là một giải pháp hiệu quả mà nhiều nước đã áp dụng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản với phương châm đa dạng cả về loại nhà, giá cả và phương thức thanh toán (bán trả dần, trả chậm, thanh toán thông qua ngân hàng...). Cũng cần nhấn mạnh rằng một thị trường bất động sản nhà ở lành mạnh không thể thiếu sự tham gia của những người có nhu cầu, của các tổ chức tín dụng và cơ chế, chính sách điều tiết của Nhà nước. Riêng đối với nguồn vốn vay tín dụng dành cho nhà ở thì thời hạn vay, lãi suất cho vay, điều kiện thế chấp, giải chấp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cả các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản và người có nhu cầu mua nhà... - Các nhà đầu tư bất động sản đã góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng một số nhà đầu tư đã đầu cơ gây nên ¿sốt¿ đất và bây giờ là ¿đóng băng¿ thị trường nhà đất, thưa ông? - Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp ở tầm vĩ mô phù hợp, trong đó có việc nghiên cứu trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản. Dự thảo Luật tôn trọng và bảo vệ quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên trên nguyên tắc minh bạch, hoạt động kinh doanh bất động sản (mua bán, chuyển nhượng, cho thuê) của các chủ thể phải được thực hiện thông qua các sàn giao dịch hoặc các trung tâm môi giới. Dự thảo Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới, định giá và các dịch vụ kinh doanh khác, đồng thời quy định cụ thể những nội dung thông tin về bất động sản phải công khai như: vị trí, tình trạng pháp lý, quy mô, công năng, tính chất của bất động sản... Các hành vi như cung cấp thông tin sai lệch, lừa dối, gian lận trong kinh doanh... đều bị coi là vi phạm pháp luật và có chế tài cụ thể. Về yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản, dự thảo Luật chỉ quy định một số điều kiện cơ bản như phải có đăng ký về kinh doanh theo quy định, phải có giấy phép đầu tư (trong trường hợp có đầu tư tạo lập bất động sản theo quy định của pháp luật về đầu tư) và một số quy định cụ thể đối với các đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ kinh doanh bất động sản. (Theo TP) |
▪ Xây đô thị cho nông dân (02/10/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 3.10 (03/10/2005)
▪ Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ mở cơ hội cho DN VN hút đầu tư (03/10/2005)
▪ Thêm tem taxi, có hiệu quả? (03/10/2005)
▪ 9 tháng đầu năm: Xuất khẩu 4,3 triệu tấn gạo (03/10/2005)
▪ Đăng thông tin đấu thầu miễn phí (03/10/2005)
▪ Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 3,5 tỷ USD (03/10/2005)
▪ Doanh nghiệp giải thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (03/10/2005)
▪ Có thật tiết kiệm? (03/10/2005)
▪ Xây dựng ngân hàng dữ liệu xuất khẩu (03/10/2005)