Càng gần thời điểm 1/5, thị trường ôtô ngày một nóng, người dân thấp thỏm chờ đợi dòng xe cũ đổ bộ về. Đến thời điểm này dù các nhà nhập khẩu vẫn kín như bưng về đường đi nước bước, nhưng công tác chuẩn bị của họ cực kỳ khẩn trương, đặc biệt là việc thăm dò thị trường.
Một Việt kiều Mỹ tên Ng. cho biết, trong 3 tuần trở lại đây, tại khu vực anh sống ở bang California (Mỹ), những thương nhân Việt đã bàn tán rất nhiều về thông tin trong nước cho phép nhập xe ôtô cũ.
![]() |
Mazda 3 của VMC. Ảnh: M.Đ. |
Theo anh, có hai phương thức để huy động nguồn ôtô cũ tại Mỹ, một là đi thu gom lẻ, cách thứ hai là đấu thầu từng lô. Ưu thế của cách thứ hai là có thể mua được xe số lượng lớn với giá rẻ hơn. Cũng đã bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh khi nhiều thương nhân cùng muốn nhảy vào lĩnh vực này, cho nên muốn thắng thầu cũng không phải dễ dàng như trước.
Song, những người từng đấu thầu ôtô cũ để bán lại vẫn có lợi thế nhất định. Nguồn hàng không chỉ là các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô vốn luôn tồn kho một số lượng xe lỗi mốt, lỗi kỹ thuật mà các công ty bảo hiểm cũng là một nguồn cung cấp hàng đáng kể. Trong đó, đối với những loại xe được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, thông thường mỗi đời xe lỗi mốt giá sẽ giảm khoảng 4.000 USD/chiếc so với loại đang thịnh hành, nếu bị lỗi kỹ thuật nhỏ có thể giảm giá thêm 1.000-2.000 USD.
Hiện Ng. cùng với một vài Việt kiều khác đã chuẩn bị xong nguồn hàng. Dù mới về VN được khoảng 2 tuần, nhưng anh cũng đã kịp ráp nối được với đối tác trong nước, tìm hiểu thêm các quy định từ hải quan TP HCM. Khâu còn lại là hoàn thiện các thủ tục, chờ đến giờ G là nhập hàng.
Phương thức tìm nguồn hàng ôtô cũ tại các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không khác biệt mấy so với thị trường Mỹ. Một số doanh nghiệp làm ăn nhỏ lẻ sẵn sàng thu gom lẻ nguồn hàng vì chưa đủ các mối quan hệ làm ăn ở nước ngoài, và thậm chí còn huy động cả người thân, bè bạn tại nước ngoài thu gom giúp.
Những doanh nghiệp lâu nay chuyên nhập khẩu, buôn bán các loại xe tải, xe thi công công trình dọc xa lộ Hà Nội (TP HCM) đang ráo riết chuẩn bị mở rộng ngành hàng kinh doanh, bổ sung thêm chức năng nhập khẩu, mua bán ôtô cũ. Nhạy bén và có kinh nghiệm là lợi thế của các doanh nghiệp này này.
Tuy nhiên, theo giám đốc một doanh nghiệp đang chuẩn bị nhập khẩu ôtô cũ ở TP HCM thì lợi thế sẽ thuộc về các công ty có sẵn cơ sở hạ tầng kinh doanh ôtô, từ các cửa hàng trưng bày, nhà kho đến hệ thống trạm sửa chữa.
Mô hình liên kết này đang được nhiều doanh nghiệp tư nhân xúc tiến nhằm giảm nhẹ đầu tư, đồng thời có thể cung cấp nhiều phương thức bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng như bán trả góp, bảo hành bảo trì, cung cấp đồ trang trí nội thất xe...
Giới kinh doanh tiết lộ, hiện nay có khoảng 1.000 xe đã chờ sẵn ở các cửa khẩu phía Campuchia, chờ thời điểm đổ vào TP HCM. Thậm chí, một số ôtô cũ còn được ngụy trang bằng biển số công vụ đã vào đến TP HCM, để đến giờ G là có thể làm thủ tục hải quan sớm và tung ra ngay chiếm lĩnh thị trường.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động nhập khẩu ôtô là Công ty TNHH Minh Hưng. Giám đốc công ty Nguyễn Đình Sung xác nhận: "Nguồn hàng công ty nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Nhật Bản. Ôtô sẽ được nhập vào Khu Kinh tế thương mại Lao Bảo, để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế đối với ôtô tại khu này". Tuy nhiên, ông Đoàn Xuân Thủy, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo lại khẳng định: "Cho đến hôm nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào ở Quảng Trị hoặc các địa phương khác đến đặt vấn đề về chuyện nhập khẩu ôtô cũ qua đường này cả". |
(Theo Lao Động)
▪ Bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (23/02/2006)
▪ Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (23/02/2006)
▪ Sóng ngầm điện thoại Internet (23/02/2006)
▪ Khắp nơi rậm rịch nhập xe cũ (23/02/2006)
▪ Tin vắn ngày 22/2 (22/02/2006)
▪ Hàng không đua nhau giảm giá (22/02/2006)
▪ Khởi động dự án "Hỗ trợ chương trình khu vực doanh nghiệp" (21/02/2006)
▪ Khai trương Nhà máy Fujikin Việt Nam (21/02/2006)
▪ Ký hợp đồng hai gói thầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất (21/02/2006)
▪ Phát huy nội lực, nhưng phải thận trọng (21/02/2006)