Hôm qua (14/3), Hiệp hội Lương thực VN đã có buổi họp với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại bàn về vấn đề vốn mua lúa đông xuân, trước tình trạng giá lúa giảm và các doanh nghiệp liên tục bị khách hàng nước ngoài ép giá.
![]() |
Gạo xuất khẩu bị ép giá. (SGGP) |
Theo khẳng định của lãnh đạo Ngân hàng Công thương VN, vốn cho vay của các ngân hàng hiện nay không thiếu. Năm 2005 đã cho vay 4.000 tỷ đồng và năm nay dự kiến sẽ là 4.400 tỷ đồng cho ngành lương thực. Vấn đề còn lại hiệp hội và doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh hiệu quả, độ an toàn ra sao để ngân hàng sẵn sàng cho vay. Ngân hàng chỉ cho vay dự trữ lúa gạo để kinh doanh chứ không cho vay để dự trữ nhằm giữ giá.
Hiện nay vốn doanh nghiệp xuất khẩu gạo quá ít so với yêu cầu, hầu hết đều chưa có mạng lưới thu mua, nên phần lớn phải mua qua trung gian dẫn đến rủi ro về chất lượng và giá. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng chưa có đủ kho dự trữ. Đó cũng là những lý do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN cho biết, nếu có vốn mua dự trữ 500.000 tấn gạo từ nay đến giữa tháng 4, sẽ giải quyết ổn thỏa tình hình vì đến tháng 5, nhiều hợp đồng đã ký phải giao. Hiệp hội kiên quyết chế tài đối với doanh nghiệp ký giá thấp và đề nghị Bộ Thương mại khi xét doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín phải trao đổi với hiệp hội những trường hợp bán phá giá, không công nhận doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín để xét cho vay.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ khẳng định, năm nay thị trường gạo thế giới không có chuyện cung nhiều hơn cầu. Tình hình giảm giá hiện nay đã được Chính phủ tiên liệu và cảnh báo vì tính chất mùa vụ thu hoạch và đặc điểm thị trường thế giới. Theo ông Ruệ, Bộ Thương mại sẽ đề nghị Chính phủ mua ngay lượng lúa dự trữ cho phần an ninh lương thực quốc gia và mua lúa dự trữ để xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp nào ký giá thấp sẽ không cho xuất.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
▪ Phú Yên: Hợp tác xã đầu tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (15/03/2006)
▪ Các doanh nghiệp Mỹ mong muốn VN sớm gia nhập WTO (15/03/2006)
▪ Lượng hoa quả về chợ đầu mối tăng cao (15/03/2006)
▪ Vinconstruc 2006: Cơ hội cho các doanh nghiệp nội thất, xây dựng (15/03/2006)
▪ Thị trường nhà đất: "Băng" vẫn không tan (15/03/2006)
▪ Các hộ ở chung cư sẽ được chia tiền bồi thường đất ở (15/03/2006)
▪ Vi phạm bản quyền phần mềm tại VN: Thiệt kinh tế - hại uy tín (15/03/2006)
▪ Người tiêu dùng yêu cầu xử lý dịch vụ chất lượng kém (14/03/2006)
▪ Nhập khẩu trái phép ắcquy chì: Sẽ xử lý dứt điểm trước ngày 19.3? (14/03/2006)
▪ Giá điện phải minh bạch (14/03/2006)