Than Việt Nam (TVN) trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên ở Việt Nam: Mô hình mới tạo sức bật mới Ngày mai 12.11, TCty Than VN sẽ công bố Quyết định 198/2005 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Than VN trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên ở VN chính thức đi vào hoạt động. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Kiển (ảnh) - Tổng Giám đốc TVN. ´ Thưa ông, khái niệm "tập đoàn" có gì khác biệt so với khái niệm TCty 91 của TVN trước đây? - Sự khác nhau là rất lớn. Nếu như TCty 91 trước đây là đơn vị sở hữu thì chuyển sang tập đoàn, TVN sẽ từng bước trở thành một đơn vị kinh tế đa sở hữu, hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con, ngoài những đơn vị 100% vốn nhà nước sẽ có các công ty TNHH, công ty cổ phần... Về quy mô, vốn của tập đoàn sẽ lớn hơn trước rất nhiều, kinh doanh sẽ đa ngành, bên cạnh than còn làm điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản khác, dịch vụ du lịch v.v... Nhưng cái khác biệt lớn nhất là mối quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên sẽ thay đổi, sẽ chấm dứt cảnh ra lệnh, tập đoàn chỉ chi phối công ty con qua việc đầu tư vốn, đề cao tối đa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị thành viên.
- Thực ra, quyết định của Thủ tướng chỉ là hợp thức hoá, chính thức hoá cho những gì mà TCty Than VN đã làm trong suốt 10 năm qua. Quá trình sắp xếp, đổi mới, CPH các DN ngành than, thay đổi mối quan hệ giữa TCty và các đơn vị thành viên đã được tiến hành ráo riết. Đến năm 2002, TCty đã khoán chi phí và khoán lợi nhuận cho tất cả các công ty thành viên. Cũng từ đầu năm 2002, TCty đã chuyển toàn bộ mối quan hệ kinh tế giữa TCty và các DN thành viên sang chế độ hợp đồng kinh tế, các công ty than đã chuyển thành nhà thầu khai thác than thuê cho TCty. Tỉ trọng doanh thu của các ngành ngoài than (như sản xuất vật liệu nổ, điện, ôtô, cơ khí năng lượng, đóng tàu, dịch vụ...) hiện đã chiếm tới 33 - 34% tổng doanh thu của tập đoàn và đến 2010 sẽ đạt 40%. Với quyết định trở thành tập đoàn, quá trình sắp xếp, đổi mới chắc chắn sẽ còn được thúc đẩy nhanh hơn. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ hoàn tất việc chuyển đổi 17 đơn vị hiện tập đoàn nắm giữ 100% vốn thành TNHH... Việc CPH tiếp tục được triển khai và hoàn tất tại 5 công ty vào đầu năm 2006. ´ Việc chuyển đổi thành tập đoàn có mang lại sức mạnh thực sự gì cho ngành than, hay đơn thuần chỉ là một chuyển đổi về mặt hình thức, là "bình cũ rượu mới"? - Tôi cho rằng đây không phải là một sự thay đổi về mặt hình thức, mà là sự thay đổi về bản chất và sẽ giúp cho sức mạnh của TVN nhân lên rất nhanh. Việc tập đoàn từ đơn sở hữu chuyển thành đa sở hữu, sẽ làm cho vốn của tập đoàn không ngừng tăng lên. Tôi cũng xin dẫn ra một vài con số để cho thấy sự tăng trưởng của TVN nhờ áp dụng cơ chế mới: Thu nhập trung bình của 9 vạn thợ mỏ đã tăng từ gần 1 triệu đồng năm 1999 lên gần 3 triệu đồng năm 2005. Năm 2005, lợi nhuận của TVN bằng lợi nhuận của cả 10 năm trước cộng lại. Vốn điều lệ của toàn tập đoàn vào thời điểm đầu tháng 1.2005 là 2.800 tỉ đồng, đến hết năm 2005 sẽ tăng thêm 1.500 tỉ đồng nữa. Rõ ràng, chỉ có một mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mới, phù hợp và tiến bộ, mới có thể tạo ra một sức bật mạnh mẽ như vậy. - Xin cảm ơn ông. |
▪ Gánh nặng cho ngân sách ngày một... nặng (10/11/2005)
▪ TPHCM: Hội nghị nghị thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào VN (10/11/2005)
▪ Cá mú và cá hồng giống xuất hiện dày đặc ở đầm Ô Loan (10/11/2005)
▪ FPT mở Cty phần mềm tại Nhật Bản (10/11/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 10.11 (10/11/2005)
▪ Khánh thành trạm cổng VSAT-IP/IPSTAR quốc tế đầu tiên ở VN (10/11/2005)
▪ Giá ôtô nhập khẩu sẽ giảm 20-30% (10/11/2005)
▪ Giảm giá xoá cạnh tranh? (10/11/2005)
▪ Tin vắn 10/11 (10/11/2005)
▪ 11 tỷ đồng nâng cao năng lực cho các ngân hàng (10/11/2005)