Bắc Bộ đương đầu với hạn hán: Nông dân cần học cách tiết kiệm nước Cẩm Văn Dù đã có thêm hồ chứa nước tại thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang), nhưng nguồn nước tưới cho vụ đông hiện nay và vụ xuân tới đây vẫn sẽ vô vàn khó khăn.
Không khác với nhận định của các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) thừa nhận rằng mực nước sông Hồng hiện đã thấp hơn mực nước cùng thời điểm mùa khô năm ngoái đến hơn 42cm, năm đại hạn. Nếu so với mùa khô 2004-2005, mùa khô năm nay có nhiều "thuận lợi" hơn hẳn khi mực nước hồ Hoà Bình hiện đã đạt mức dâng bình thường, cao hơn cùng thời điểm mùa khô năm trước đến hơn 2,5m và ngay trên sông Lô, đoạn qua địa phận huyện Na Hang, hồ chứa thuỷ điện Tuyên Quang cũng đã đi vào tích nước. Song nếu đong đếm tỉ mỉ, nguồn nước như vậy chắc chắn vẫn chưa thể đảm bảo cung cấp đầy đủ và thoả mãn cho hết các thời kỳ của vụ đông, vụ xuân. Cục phó Cục Thuỷ lợi - ông Nguyễn Đình Ninh còn cho biết, riêng lượng nước thiếu hụt trên sông Thao (một trong 3 con sông hợp lưu thành sông Hồng) do phía Trung Quốc xây dựng một số hồ chứa trên thượng nguồn, cũng đã khiến lượng nước về sông Hồng trong mùa khô này thấp hơn nhiều so với năm ngoái. "Chính vì vậy, khi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ bước vào thời kỳ đổ ải căng - vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm sau, tình trạng thiếu nước tưới cho sản xuất sẽ hết sức căng thẳng" - ông Nguyễn Đình Ninh nói. Thời điểm gay go nhất về nước tưới sẽ dồn cả vào vụ xuân và lúc này, ngay cả khi hồ Na Hang tham gia cứu hạn, nguồn nước tưới sẽ vẫn thiếu trầm trọng. Để đối phó, ông Ninh cho rằng các địa phương cần làm ngay ba việc. Thứ nhất cần tập trung nạo vét và nạo vét đồng bộ hệ thống thuỷ lợi kênh mương từ các trục thuỷ lợi chính đến các mạng lưới kênh mương nội đồng. Việc này đảm bảo vào thời điểm mực nước thấp vẫn có thể dẫn nước vào các thửa ruộng. Thứ hai các địa phương cần tổ chức phương án và phân phối nước trên hệ thống thật hợp lý, tổ chức luân phiên để tập trung nguồn nước. Thứ ba là người dân phải quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn nước đã được đưa vào ruộng, tránh để nước đã vào ruộng thất thoát xuống các kênh tiêu. Trong các giải pháp này, Cục Thuỷ lợi cho rằng tiết kiệm nước còn làm giảm bớt chi phí sản xuất vì mỗi mét khối nước đưa lên ruộng bằng bơm hiện có giá thành tới 2.000 đồng và tự chảy là 1.000 đồng. Hơn nữa giải pháp tiết kiệm còn giúp giảm sức ép về nước và chia sẻ nguồn nước tưới cho các khu vực cuối nguồn. "Tuy vậy việc nạo vét kênh mương phải được ưu tiên hàng đầu. Nơi nào nạo vét tốt, đồng bộ và đảm bảo thiết kế, nơi đó vẫn đảm bảo đủ nước sản xuất ăn chắc" - ông Ninh nói. |
▪ Tin kinh tế ngày 8.12 (08/12/2005)
▪ Sáu lĩnh vực kết nối kinh tế VN- Singapore (08/12/2005)
▪ Có thể không bị truy nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản (08/12/2005)
▪ VN Airlines: Tăng chuyến, chắc chắn chúng tôi lỗ (08/12/2005)
▪ Cam kết ODA cho VN 3,7 tỉ USD: Tăng mạnh so với năm trước (08/12/2005)
▪ Trợ giá sai mục đích, ai hưởng lợi? (08/12/2005)
▪ Cơ sở dữ liệu của MobiFone bị lộ (08/12/2005)
▪ Thép đang bị bán phá giá (07/12/2005)
▪ Thai Airways có thể bị kiện vì không chở cá cảnh (07/12/2005)
▪ Đã có công thức tính thuế chống bán phá giá (07/12/2005)