* Thưa ông, thực tế tình hình ban hành các văn bản trái pháp luật tại các địa phương như thế nào?
- Từ đầu 2005, Bộ Tư pháp giao cho Cục kiểm tra văn bản của tất cả 64 tỉnh, thành phố về lĩnh vực xử phạt hành chính. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy tình hình căng thẳng.
Trong cả nước đã phát hiện 33 tỉnh, thành phố ban hành 86 nghị quyết, quyết định, chỉ thị quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt trái thẩm quyền.
Hễ cứ cấp tỉnh, dù là HĐND hay UBND ban hành văn bản quy định hành vi và mức phạt là sai rồi. Đa số văn bản do UBND tỉnh, thành phố ban hành, một số là do HĐND, cá biệt có trường hợp là cấp sở.
* Phải chăng các địa phương không biết điều này?
- Quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẳng định địa phương không có quyền ban hành văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử phạt hành chính.
Quy định như vậy bởi thứ nhất, những hành vi và biện pháp xử phạt đó đụng đến quyền cơ bản của công dân, phải để cơ quan trung ương từ cấp Chính phủ trở lên ban hành, cấp bộ cũng không được ban hành.
Thứ hai, nguyên tắc pháp chế bảo đảm trật tự kỷ cương chung không thể để tình trạng cùng một hành vi mà ở tỉnh này thì không coi là vi phạm, sang tỉnh khác lại bị coi là vi phạm và bị phạt.
* Việc các địa phương ban hành những văn bản trái pháp luật như vậy nói lên điều gì?
33 địa phương có văn bản trái luật Đà Nẵng (13 văn bản), TP.HCM (11), Bình Dương (6), Yên Bái (5), Khánh Hòa (4), Sơn La (3), Bắc Ninh (3), Hà Nội (3), Lâm Đồng (3), Bình Định (3), Lào Cai (2), Lạng Sơn (2), Thái Bình (2), Hà Tĩnh (2), Quảng Ngãi (2), Ninh Thuận (2), Đồng Tháp (2), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2), Hà Giang (1), Lai Châu (1), Bắc Cạn (1), Bắc Giang (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), Thanh Hóa (1), Nghệ An (1), Quảng Nam (1), Đắc Lắc (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Tiền Giang (1), An Giang (1), Cần Thơ (1).
|
- Việc các địa phương ban hành những quy định hành vi, mức phạt một phần vì thể chế trung ương có những điểm chưa đáp ứng yêu cầu của địa phương, có những bất cập nên địa phương mới xử lý theo nhu cầu.
Nhưng cũng có tình trạng họ nắm không chắc quy định của trung ương, nắm không chắc nguyên tắc thẩm quyền ban hành văn bản. Thí dụ có địa phương tự đặt ra như việc giao cho lực lượng thanh niên xung kích xử phạt các hành vi vi phạm hành chính (Đà Nẵng).
* Những quy định trái pháp luật mà các địa phương tự đặt ra đã ảnh hưởng như thế nào tới quyền công dân?
- Đương nhiên những văn bản đó vi phạm về mặt trật tự kỷ cương pháp chế, vi phạm quyền công dân. Các địa phương cho rằng những quy định đó có tác dụng duy trì trật tự kỷ cương, đáp ứng được yêu cầu quản lý ở địa phương.
Nhưng lưu ý là chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, có phải anh muốn quy định phạt thế nào cũng được đâu. Tôi cho rằng giữ xe 10 ngày, 20 ngày như một số địa phương thực hiện cũng hơi lạ và đụng đến nhiều chuyện, nhất là khi phương tiện đấy là phương tiện làm ăn của công dân.
* Có trường hợp nào những quy định trái pháp luật nảy sinh tiêu cực không, thưa ông?
Giam xe vi phạm giao thông bị xem là trái luật.
| - Đương nhiên là có tiêu cực, nhất là khi hình phạt nặng. Thí dụ trong lực lượng cảnh sát giao thông nếu quản lý, giáo dục không khéo sẽ nảy sinh tình trạng tiêu cực.
Đáng lẽ bị phạt 200.000 đồng nhưng người vi phạm đưa 100.000 đồng để được đi, đáng lẽ phạt 1 triệu thì đưa 500.000 đồng. Rồi “ông” cứ chăm chăm bấm lỗ bằng lái xe của người ta, thế là tiêu cực thôi.
* Với những văn bản trái pháp luật đó, người dân có quyền không thực hiện không?
- Trước hết, lực lượng đi thực thi những quy định mà các địa phương ban hành để xử phạt người dân là sai.
Còn với người dân, họ hoàn toàn có quyền kiện để hủy quyết định xử phạt sai đó và đòi bồi thường vì căn cứ pháp lý để xử phạt của anh là sai. Nếu tòa hành chính nhận được những đơn kiện kiểu này thì có thể xử hủy biên bản xử phạt.
Các địa phương sẽ phải xử lý và thông báo cho cục kết quả hủy bỏ văn bản trái pháp luật trước ngày 10-2.
* Xin cảm ơn ông.
Một số quy định trái pháp luật: - Không cho lên lớp hoặc thi tốt nghiệp... đối với học sinh, sinh viên khi vi phạm giao thông (Lào Cai). - Nếu người dưới 16 tuổi (hoặc chưa đủ tuổi thành niên) điều khiển môtô, xe máy thì bị tạm giữ phương tiện đến khi đủ tuổi (Hà Giang, Lào Cai...). - Mỗi cặp vợ chồng được sinh không quá hai con (Lạng Sơn). - Các phương tiện tham gia đua xe trái phép, tái phạm lạng lách đánh võng trên đường giao thông thì bị tịch thu bán đấu giá đưa vào quỹ hỗ trợ người tàn tật (Hải Phòng)... Các văn bản trái luật * Đà Nẵng: quyết định số 79/2003/QĐ-UB của UBND TP về việc xử phạt vi phạm hành chính của Lực lượng thanh niên xung kích trên địa bàn TP; quyết định số 155/2002/QĐ-UB của UBND TP ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế hành chính đối với hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất trên địa bàn TP; quyết định số 1026/QĐ-UB của UBND TP về xử phạt hành vi điều khiển xe gắn máy, môtô, ôtô chạy quá tốc độ quy định trên địa bàn TP; quyết định số 88/2005/QĐ-UBND của UBND TP ban hành quy định một số biện pháp xử lý đối với người đánh giày, bán sách, báo dạo và bán hàng rong không đúng quy định trên địa bàn TP... * TP Hồ Chí Minh: công văn số 7696/UB-ĐT của UBND TP về tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; quyết định số 210/2004/QĐ-UB của UBND TP về quy định thủ tục xử phạt qua hình ảnh một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại TP... * Hà Nội: quyết định số 26/2003/QĐ-UB của UBND TP về việc quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn TP...
|
|