Với người nhiễm HIV, trường học và cơ sở y tế phải là nơi quan tâm, giúp đỡ họ nhiều nhất, thì ở Việt Nam lại tỏ ra “ghẻ lạnh” với họ nhất. Không phải vi rút HIV “giết” người bị nhiễm, mà sự kỳ thị của cộng đồng mới là thủ phạm chính…
Đôi “cọc cạch” thường mong muốn có con nhất
Người ta vẫn thường nghĩ, đã dính HIV thì chỉ chờ chết, còn tâm tưởng đâu mà đòi quyền lợi về tình dục, sinh sản?
Những năm 2000 về trước có thể nghĩ vậy. Nhưng sau này, nhất là từ năm 2005 đến nay, khi có các chương trình điều trị dự phòng HIV, có thuốc kháng HIV giúp người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh, bình thường trở lại thì quan niệm cũng đổi khác.
Tình dục là cái cơ bản, thiết yếu của con người. Dù là người tàn tật, người già thì nhu cầu tình dục vẫn có. Người có HIV cũng có nhu cầu về tình dục, bởi tình dục thuộc về tâm sinh lý, cũng cần thiết như cần được ăn cơm, uống nước hàng ngày vậy. Chúng tôi nghiên cứu trên 2.600 người có HIV, trong khoảng 800 người được phân tích thì có 30% có bạn tình, bạn đời không bị nhiễm, mà chúng tôi vẫn thường gọi vui là đôi “cọc cạch”.
Không chỉ có nhu cầu về tình dục, người có HIV cũng có nhu cầu được làm cha, làm mẹ, tức là quyền sinh sản. Trong những đôi “cọc cạch”, bản thân người bị nhiễm HIV còn muốn có con cái, huống hồ là người không nhiễm còn khát khao có con cái như thế nào.
Ở trung tâm của chúng tôi có dịch vụ tư vấn cho người có HIV, rất nhiều người hỏi làm thế nào để quan hệ tình dục mà không lây nhiễm cho bạn tình, bạn đời? Làm thế nào để sinh con mà con không bị nhiễm từ cha hoặc mẹ? Các biện pháp cần thiết để bảo vệ cho bạn tình, bạn đời, hoặc con cái không bị nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày?
Mọi người đang nhầm và lo lắng quá mức. Trong các loại vi rút gây bệnh như HIV, lao, viêm gan B, viêm gan C, thì vi rút HIV được xem là vi rút dễ chết nhất, cũng khó lây nhất. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta nghĩ mắc HIV là chờ chết từng ngày, trong khi mắc viêm gan B, lao… cũng đáng sợ không kém nhưng không chết ngay nên không đáng lo. Tuy nhiên, trên thực tế, HIV đã có chương trình điều trị dự phòng, có thuốc kháng nên nhiều người vẫn có thể sống khỏe mạnh, kéo dài cuộc sống hơn chục năm.
Theo chị thì người nhiễm HIV rất muốn sinh con, nhưng làm thế nào để con không bị nhiễm?
Có hai phương pháp kỹ thuật là lọc rửa tinh trùng và thụ tinh nhân tạo. Hai phương pháp này giúp người có HIV sinh con sẽ không bị nhiễm, an toàn tuyệt đối. Trường hợp lọc rửa tinh trùng là đối với người nam bị nhiễm HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch, nên khi lọc rửa bỏ tinh dịch và lấy tinh trùng thì sẽ tránh được nhiễm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo dành cho người nữ bị nhiễm HIV cũng cực kỳ an toàn. Cả hai phương pháp trên đều không có hoạt động quan hệ tình dục giữa nam với nữ nên nhiễm HIV là khó xảy ra.
Tuy nhiên, về kỹ thuật thì không khó, nhưng cái khó là ở chính sách, quy định của pháp luật. Chính phủ ta có nghị định nghiêm cấm dùng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho người có HIV, thế nên các cơ sở y tế đều không dám thực hiện giúp người HIV có con. Có lần tôi trao đổi với anh Phạm Việt Thanh (Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) để hỏi thì anh bảo kỹ thuật giúp người có HIV đối với bệnh viên là… vô tư, chỉ có điều không thực hiện được vì quy định pháp luật đã nghiêm cấm.
Vậy người có HIV không được quyền làm cha, làm mẹ ?
Pháp luật nghiêm cấm thì người dân đành tự mày mò, tự vượt rào để “đánh bạc” với số phận bằng việc quan hệ tình dục không an toàn. Đó cũng là lý do làm gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Vì nhu cầu có con cái, nên có hai đối tượng rất dễ bị nhiễm mới là người nam hoặc người nữ trong QHTD và đứa con khi sinh ra.
Cái này hoàn toàn đúng. Nhưng sự kỳ thị của Việt
Có điều, một nghịch lý là, nếu như ở nước ngoài thì cơ sở y tế và cơ sở giáo dục là hai địa chỉ giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng tốt nhất thì Việt
Có thể tìm ra nhiều nguyên nhân, như ở cơ sở y tế, người cán bộ y tế phải tiếp xúc gần nhất với cơ thể, với máu, dịch truyền của người bệnh. Ở cơ sở giáo dục, nhất là bậc tiểu học, mầm non, sự lo lắng của các phụ huynh như sợ con trẻ cắn nhau, đánh nhau dẫn đến lây nhiễm...
Nhưng, quan trọng nhất là chúng ta vẫn định kiến rằng những người nhiễm HIV là người xấu, là thành phần thuộc tệ nạn xã hội nên luôn coi thường. Sự ghẻ lạnh cũng từ đó mà ra.
...Và vì thế, chị chọn công việc giúp đỡ, chia sẻ với người nhiễm HIV?
Nếu không bắt đầu thì chẳng bao giờ có hiệu quả, thậm chí là chúng ta được xem khá muộn màng khi vẫn bỏ rơi người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV không phải ai cũng xấu, mà họ có xấu chăng nữa, để đoạn tuyệt với họ cũng không phải là điều nên làm.
Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện thú vị này!
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh: - 39 tuổi, quê quán Hà Tây (cũ) - Thạc sĩ sức khỏe sinh sản và tình dục Trường Dược nhiệt đới và vệ sinh - Nghiên cứu sinh Đại học Yale 2005 - Trưởng Phòng sức khỏe xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội - Chủ tịch Diễn đàn xã hội dân sự hợp tác phòng chống AIDS VN (VCSPA) - Năm 2009, WEF chọn bác sĩ Oanh cùng 229 người khác để trao giải, vì đánh giá cao những đóng góp của họ trong việc “định hình một thế giới mới”, mà ở đó con người cởi mở và yêu thương nhau hơn. |
Sông Lam
▪ Người có HIV nên công khai danh tính khi cần sự hỗ trợ (18/08/2008)
▪ Nam Định: 300.637 gia đình hội viên, phụ nữ cam kết thực hiện “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” (10/04/2009)
▪ Bắt đối tượng nhiễm HIV buôn bán 11 tép heroin (02/04/2009)
▪ 5 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm: Triệt phá nhiều, giảm ít (16/03/2009)
▪ 60% hoạt động mại dâm trá hình kinh doanh dịch vụ (05/03/2009)
▪ Thái Nguyên:Kẻ ném đá lún sọ bé gái 10 tuổi sắp phải ra tòa (25/02/2009)
▪ Người mẹ bị con trai dùng điện định hãm hại (25/02/2009)
▪ Vợ nạn nhân Lexus: 'Giá tôi có thể xin giảm tội cho Kim Anh' (25/02/2009)
▪ Bùi Tiến Dũng cùng 9 đồng phạm “dính” thêm tội tham ô tài sản (25/02/2009)
▪ Giết em họ, dúi xác vào nhà vệ sinh (25/02/2009)