- Đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng rất phù hợp với truyền thống của nhân dân ta. Dân tộc ta có câu: "Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại", khi người ta đã biết ăn năn hối lỗi về việc làm sai trái của mình rồi, thì chúng ta giúp họ trở thành người lương thiện. Đó là mục đích cao cả nhất và rất con người.
Nhà tù không phải chỉ là nơi để trừng trị, mà còn có sự khoan hồng, nhân đạo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là trừng trị phải kết hợp với giáo dục cải tạo con người. Bản thân hình phạt cũng là giáo dục, nó mang nặng tính trừng phạt hơn, thế nhưng cái đích cuối cùng của chúng ta không phải chỉ là trừng phạt, mà là để cải tạo con người, để người ta trở thành người lương thiện, sống có ích cho đời, cho xã hội.
Nói một cách khác, đấy cũng là mục đích cuối cùng của công tác thi hành án. Vì thế, bản án, quyết định của Tòa là như vậy nhưng trong quá trình thi hành án, cải tạo mà người ta tiến bộ thì thường xuyên xét giảm án và họ có thể được đặc xá tha tù trước thời hạn khi họ đủ điều kiện được hưởng sự khoan hồng đó,... Người ăn năn hối cải thì được khoan hồng, chính sách pháp luật của ta không phải chỉ có trừng phạt.
- Trong số người được đặc xá đa số là người phạm tội do lầm lỡ, nhưng cũng có số ít là tội phạm chuyên nghiệp. Nhiều người bày tỏ sự quản ngại về đối tượng này. Về phần mình, Thiếu tướng có niềm tin vào sự cải tà quy chính của họ?
Xúc động trước giờ ân xá.
| - Thường những đối tượng nào hội đủ điều kiện theo quy định là được hưởng đặc xá theo Quyết định của Chủ tịch nước, nhưng riêng đối tượng tội phạm chuyên nghiệp thì việc xem xét đặc xá là hết sức chặt chẽ. Thí dụ, theo Quyết định của Chủ tịch nước lần này cứ có ba lần tiền án trở lên là không xét, còn hai lần trở xuống thì phải xem xét rất chặt chẽ: Tiền án là gì, hoàn cảnh ra sao,...? Cái quan trọng nhất là việc đặc xá cho họ trở về với gia đình, cộng đồng phải mang tính an toàn cao cho xã hội, đó là mục đích của chúng ta. Cho nên Hội đồng Tư vấn đặc xá T.Ư đã chỉ đạo xét duyệt theo quy trình hết sức chặt chẽ: Thành lập hội đồng xét đặc xá các cấp từ trại giam, rồi Hội đồng tư vấn đặc xá của tỉnh, đến T.Ư.
Sau khi các đơn vị cơ sở đã tiến hành lập danh sách hồ sơ đề nghị đặc xá thì Hội đồng tư vấn đặc xá T.Ư cử chín tổ công tác liên ngành đến từng địa phương, từng trại giam, trại tạm giam để kiểm tra, thẩm định, đối chiếu từng hồ sơ đề nghị đặc xá với hồ sơ gốc để xem có đúng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định chung không. Sau khi hồ sơ chuyển về cơ quan thường trực thì được chuyển tiếp về 10 bộ, ban, ngành là thành viên của Hội đồng Tư vấn đặc xá T.Ư.
Tại các bộ, ban, ngành là thành viên của Hội đồng đều có một tổ chuyên viên giúp việc thẩm định hồ sơ một lần nữa sau đó có báo cáo chính thức với Hội đồng Tư vấn đặc xá T.Ư, cho ý kiến về từng trường hợp. Sau đó lại đưa ra tập thể Hội đồng Tư vấn đặc xá T.Ư xem xét và quyết định trình Chủ tịch nước. Như vậy là rất chặt chẽ.
- Trong bốn đợt đặc xá vừa qua, một điều thấy rất rõ là các hãng thông tấn nước ngoài, các lực lượng thiếu thân thiện ngày càng bớt những luận điệu công kích, bôi nhọ Việt Nam về vấn đề đặc xá. Thiếu tướng có nhận xét gì về điều này?
- Các phương tiện thông tin nước ngoài, có cả chính khách các nước và các tổ chức quốc tế đã hoan nghênh, đánh giá cao về chính sách khoan hồng, nhân đạo của ta, mà đây cũng là sự thật thôi. Cuộc họp báo công bố đặc xá lần thứ tư vừa qua, tôi cũng được mời dự và có tiếp xúc một số phóng viên nước ngoài. Người ta tỏ ra rất hài lòng cả về cách trả lời và nội dung trả lời. Chúng tôi cũng cung cấp cả danh sách người được đặc xá theo yêu cầu. Họ hoàn toàn thỏa mãn.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng.
|