Theo thông tin Bộ giáo dục cho biết mặc dù mục đích là để bảo vệ sinh viên và những thành phần khác tránh tình trạng phân biệt chủng tộc, tổ chức Chính sách quốc gia về kiểm soát HIV/AIDS trong trường học vẫn không có biện pháp trừng phạt gì đối với những người cấm đoán trẻ em tiếp cận hay đào thảo sinh viên khỏi trường học vì tình trạng HIV của họ.
Dorrett Campbell, giám đốc truyền thông, cho biết Bộ muốn đối phó với những vấn đề này bằng cách mang đạo đức ra thuyết phục vì cho rằng cách này sẽ tốt hơn khi đối đầu với những vấn đề nhạy cảm như vậy.
Campbell nói: “Điều này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt và sẽ gây ảnh hưởng tốt đến sinh viên về lâu về dài.”
“Chúng tôi cố gắng bảo vệ các bệnh nhân tránh tình trạng bị thù địch.”
Tuy nhiên Campbell lưu ý thêm rằng Các điều luật và quy tắc giáo dục năm 1980 khuyến khích cha mẹ học sinh và người đỡ đầu nên cầu viện đến pháp luật, khi mà các biện pháp tiếp cận đến lớp học đều bị từ chối.
Điều 23 khoản 2 trong bộ luật quy định không đứa trẻ nào bị từ chối nhập học chỉ trừ trường hợp nhà trường không còn chỗ hay bất cứ nơi nào được quy định là hợp pháp của bộ giáo dục cũng không được quyền từ chối.
Campbell nói: “Cha mẹ các em nếu có bị từ chối hay bị đuổi khỏi trường vì lý do bệnh cũng nên làm việc với pháp luật”
Tổ chức chính sách HIV/AIDS trong trường học cũng đang nỗ lực tìm kiếm các quyền lợi của sinh viên và nhân viên của trường mắc bệnh, nhưng tiến hành rất thận trọng vì sợ đụng chạm đến các vấn đề phân biệt đối xử.
Chính sách được áp dụng cho tất cả các viện giáo dục, công và tư. Luật quy định không có sinh viên nào bị đuổi học, bị đình chỉ hay bị từ chối tiếp cận bất cứ quy chế nào của nhà trường vì lý do bệnh của họ.
Nhưng bộ luật lại thêm một câu phụ lục nữa “trừ trường hợp nguy hiểm đến sức khoẻ.’
Campbell giải thích là giai đoạn HIV có thể lây lan virus qua những vết thương hở miệng, và cộng đồng giáo dục phải chăm sóc đặc biệt đề phòng tình trạng này xảy ra.
Bà cho biết: “Bản chất của bệnh HIV là tình trạng sức khỏe của người bệnh ngày càng xấu đi thấy rõ.”
“Trường hoc không đủ khả năng cũng như không phải là một trung tâm chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ cần thiết, chăm sóc và chữa trị cho người bệnh. Vì vậy tốt hơn hết là bệnh nhân nên chuyển đến viện chăm sóc sức khỏe để được chữa trị tốt hơn.”
Trong thời gian chờ đợi đó, những bệnh nhân HIV/ADIS không được bị từ chối khi hẹn gặp hoặc nộp đơn cho một công việc nào đó.
Điều luật chính sách cũng mạnh mẽ khuyến cáo các hành vi sa thải hay từ chối ký hợp đồng lao động mới vì lý do này.
Cũng theo các điều khoản luật nói trên, không được xem việc xét nghiệm sinh viên hay nhân viên là điều kiện đầu tiên để được nhận vào học, vào làm hay tiếp tục hợp đồng.
Và không có sinh viên, nhân viên hay nhà giáo nào bị ép buộc phải công bố tình trạng HIV/AIDS của mình đến trường hay cho nhà tuyển dụng biết, và do đó cũng không công khai mang đi xét nghiệm để làm điều này.
Tuy nhiên, ai muốn công bố tình trạng bệnh của mình thì có thể đến chính quyền liên quan để được áp dụng điều luật liên bang.
Sự công bố khi không được phép của chính người bệnh sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Thông qua những điều luật được quy định, chính sách hy vọng hướng đến những sinh viên nhạy cảm và những thành phần nhân sự của trường bị mắc bệnh HIV/AIDS cũng như khuyến khích các biện pháp phòng chống trong tất cả các trường hợp có khả năng nhiễm bệnh.
Chính sách cũng yêu cầu nhà trường phát triển và thực thi các kế hoạch hành động vì HIV/AIDS kết hợp với các hoạt động giáo dục để gây hiệu quả cho tổ chức chính sách.
Giữa những vấn đề đó, ban quản lý nhà trường phải phổ biến những thông tin về tác hại của ma tuý, lạm dụng tình dục, bạo lực và các đường lây lan tình dục trong vấn đề truyền nhiễm virus, và cả về vấn đề các biện pháp phòng ngừa kiêng khem quan hệ tình dục cũng như sử dụng bao cao su.
Vấn đề gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía cộng đồng giáo dục vì cho rằng khuyến khích sử dụng bao cao su chẳng khác nào khuyến khích sinh viên quan hệ tình dục.
Tuy nhiên tổ chức chính sách cũng công nhận, tiếp xúc với các hoạt động thể thao cũng là một mối nguy hiểm, đặc biệt nếu như sinh viên hay nhân viên không có những vết thương hở miệng, vết rò rỉ hay vết nứt trên da, điều này có thể gây lan lây qua đường máu.
Vì đây là một ngoại lệ với điều luật nói hay không nói, chính sách cũng yêu cầu người bệnh trước khi tham gia các hoạt động thể thao cũng nên tự chú ý đến các biện pháp chăm sóc để tự quyết định mức độ nguy hiểm có truyền bệnh cho người khác không.
Văn kiện cũng phản đối mạnh mẽ các trò chơi, các hành vi kinh doanh hay buôn chuyện về những người bị nghi là mắc bệnh HIV/AIDS.
▪ Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa dự Hội nghị về phát triển thiên niên kỷ (11/09/2005)
▪ Sudan kiểm tra tình trạng HIV/AIDS của người nước ngoài (09/09/2005)
▪ Những nỗ lức phòng chống AIDS (09/09/2005)
▪ Nhiều nỗ lực trong phòng chống HIV/AIDS (08/09/2005)
▪ Angola: Tuyên truyền Hiv/Aids trong trường học (07/09/2005)
▪ Việt Nam: Tìm giải pháp chống phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS (07/09/2005)
▪ Malaysia triển khai công tác chống AIDS (07/09/2005)
▪ Xét nghiệm trước hôn nhân (05/09/2005)
▪ Fanteakwa đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn quốc (05/09/2005)
▪ Trung Quốc: Đánh giá cao vai trò các tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng chống HIV/AIDS (05/09/2005)