Sự tham gia tích cực của Đoàn thanh niên đã góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên và họ trở thành một kênh thông tin truyền tải các thông diệp phòng chống HIV/AIDS tới các thành viên khác của cộng đồng. Nội dung phòng chống HIV/AIDS đã trở thành một trong các nội dung quan trọng của phong trào "Làng văn hóa, sức khỏe" một phong trào được triển khai trên toàn quốc.
Việt Nam cũng đã xây dựng được 41 phòng xét nghiệm tại 34 tỉnh thành phố phục vụ cho công tác giám sát, phát hiện người nhiễm HIV/AIDS và hầu hết các tỉnh, thành đã có khoa, phòng chuyên điều trị bệnh nhân AIDS và tiến hành nhiều mô hình can thiệp để giảm thiểu tác hại do HIV/AIDS gây nên.
Nhà nước đã mở thêm các cơ sở chữa bệnh và triển khai các hoạt động dự phòng, ban hành những chính sách hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Tất cả những người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ tiền ăn, thuốc điều trị và dạy nghề phù hợp với sức khỏe cho những người nhiễm HIV còn khả năng lao động.
Việc xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS đã có những bước chuyển biến tích cực, huy động được nhiều tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo và nhiều tổ chức phi chính phủ tham gia, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Một số trung tâm chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã ra đời như trung tâm chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tại Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), một số nhà thờ ở Huế ... đã chăm nuôi một số lượng lớn bệnh nhân AIDS không nơi nương tựa.
Thông qua nỗ lực của mình, Việt Nam đã thu hút được sự ủng hộ nhiều mặt của quốc tế trong lĩnh vực phòng bệnh này. Trong giai đoạn 2000-2004, Bộ Y tế đã triển khai 18 dự án về phòng chống HIV/AIDS do chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế tài trợ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Hiện nay, 10 dự án thực hiện trong giai đoạn 2005-2010 đang triển khai với tổng kinh phí trên 70 triệu USD.
Theo Báo cáo quý 1 năm 2005 của Bộ Y tế về công tác phòng chống HIV/AIDS, tốc độ gia tăng người nhiễm HIV đã có chiều hướng ổn định. Số người nhiễm HIV trong những tháng đầu năm nay vẫn phần lớn tập trung trong nhóm người có nguy cơ cao và ở các tỉnh thành phố lớn.
Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn cao do địa bàn lây nhiễm HIV quá rộng và đã có không ít người trong cộng đồng bị nhiễm. Việt Nam vẫn chưa thiết lập được hệ thống tư vấn, xét nghiệm tự nguyện đầy đủ cho phụ nữ mang thai. Tình trạng trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi ngày một nhiều khiến cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ này gặp nhiều khó khăn.
Tính tới ngày 19/6, trên phạm vi cả nước đã có trên 96.000 người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện, trong đó có 15.700 bệnh nhân AIDS (gần 9.000 người đã chết)./
▪ Angola: Tuyên truyền Hiv/Aids trong trường học (07/09/2005)
▪ Việt Nam: Tìm giải pháp chống phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS (07/09/2005)
▪ Malaysia triển khai công tác chống AIDS (07/09/2005)
▪ Xét nghiệm trước hôn nhân (05/09/2005)
▪ Fanteakwa đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn quốc (05/09/2005)
▪ Trung Quốc: Đánh giá cao vai trò các tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng chống HIV/AIDS (05/09/2005)
▪ El-Rufai kêu gọi thanh niên trong chiến dịch chống HIV/AIDS (05/09/2005)
▪ Bang Tennessee quyết tâm đại chúng hoá việc xét nghiệm HIV (05/09/2005)
▪ Chuẩn bị tốt cho người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng (01/09/2005)
▪ Lượng tế bào CD4 giúp quyết định thời điểm điều trị HIV/Aids (31/08/2005)