Loài người đã đương đầu với HIV/AIDS hơn một phần tư thế kỷ qua. HIV/AIDS đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu. Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS của khoá họp đặc biêt lần thứ 26, Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tháng 6 năm 2001, khẳng định: “Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ và đại diện các nhà nước và chính phủ… lo ngại sâu sắc rằng bệnh dịch toàn cầu HIV/AIDS, với qui mô và tác động đến mức huỷ hoại của nó, là một tình hình khẩn cấp toàn cầu và là một trong những thử thách thức to lớn nhất đối với cuộc sống và nhân phẩm của con người, cũng như đối với sự hưởng thụ một cách có hiệu quả các quyền con người, phá hoại công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới và tác động đến mọi tầng lớp xã hội-quốc gia, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân…”.
Cộng đồng quốc tế đã tuyên bố HIV/AIDS là một tình hình khẩn cấp ở cấp độ toàn cầu cũng có nghĩa là HIV/AIDS là vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đứng trước tình hình đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi, chính phủ các nước xây dựng các chiến lược quốc gia đáp ứng với tình hình dịch bệnh trước mắt và lâu dài. Tuyên bố
Với tinh thần trên, ở nhiều quốc gia, chính phủ đã trực tiếp lãnh đạo và điều hành công cuộc phòng, chống HIV/AIDS và nhờ vậy đã ngăn chặn tốc độ lan nhiễm HIV/AIDS nhanh ra cộng đồng. Các quốc gia này đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm tốt về sự hợp tác liên ngành, về việc chính phủ coi trọng vai trò của xã hội dân sự, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức phi chính phủ (NGOs ), của các tôn giáo cũng như những tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs)…trong phòng, chống HIV/AIDS.
Ở nước ta, ngay từ khi bắt đầu công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ Việt nam đã xác định HIV/AIDS là vấn đề có tác động trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển của giống nòi, vì vậy để đương đầu với HIV/AIDS không thể chỉ là nhiệm vụ của một đơn vị hay một ngành nào mà của nhiều ngành, của chính quyền các cấp trong sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội. Việc ra đời UBQG PC AIDS vào đầu năm 1990, trước khi phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 đã nói lên tầm nhìn về tính chất của dịch bệnh này. Đến năm 1994, để đáp ứng tình hình của dịch bệnh, UBQG PC AIDS được tách ra khỏi Bộ Y tế, trở thành một cơ quan do chính phủ trực tiếp điều hành, do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch UBQG. Hệ thống phòng, chống AIDS từng bược được hình thành. Ở tất cả các bộ thành viên của UBQG đều có một Ban PC AIDS do một thứ trưởng làm trưởng ban. Ở cấp tỉnh, cũng như ở tất cả các quận huyện và xã phường cũng hình thành hệ thống tổ chức phòng, chống AIDS do UBND trực tiếp lãnh đạo và điều hành.
Ngân sách quốc gia cho công cuộc phòng, chống AIDS được tăng hằng năm từ vài tỷ đồng trong những năm đầu của thập kỷ 90 , lên 50, 60 tỷ đồng vào những năm 2000 và hiện nay đạt mức 110 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, chính phủ coi trọng việc huy động nguồn lực cho công cuộc phòng, chống AIDS từ sự hỗ trợ quốc tế và từ cộng đồng, Ngân sách viện trợ quốc tế đã tăng từ vài triệu USD giai đoạn 1996-2000, lên hàng trăm triệu USD cho giai đoạn từ năm 2005 trở đi. Nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng v.v khi UBND và Hội đồng Nhân dân cân đối nguồn lực quốc gia và quốc tế chưa đáp ứng với nhu cầu phòng, chống dịch đã trích bổ sung từ ngân sách địa phương và tích cực vận động sự đóng góp của cộng đồng, nhất là cộng đồng các doanh nghiệp. Nhiều mô hình phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được chính quyền các cấp tổ chức thực hiện và nhân rộng.
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đó chính là tạo nên sự đồng thuận về mặt quan điểm và sự đồng thuận về việc tổ chức thực hiện.
Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS khẳng định hệ thống quan điểm phòng, chống AIDS mà trong đó quan điểm: “HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm… tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, và lâu dài…”, “Đầu tư cho phòng, chống AIDS là đầu tư góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước…” đã tạo cơ sở tư tưởng quan trọng nhằm lãnh đạo và điều hành công cuộc phòng, chống AIDS.
Để tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 54/CT-TƯ trong đó đề ra nhiệm vụ “tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và của mọi người dân dối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS”.
Vai trò lãnh đạo và tổ chức thực hiện công cuộc phòng, chống AIDS ở nước ta lại một lần nũa được xác định tại Điều 7 chương I, Luật phòng, chống AIDS, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 : “Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS: Chính phủ , Bộ Y tế, Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp”.
Để cụ thể hoá các điều khoản qui định về vai trò của hệ thống chính quyền các cấp của Luật phòng, chống HIV/AIDS, ngày 26 tháng 6 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108, trong đó tại Điều 19 qui định về việc lồng ghép hoạt động phòng, chống AIDS với các chương trình kinh tế xã hội như sau : “1. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của các Bộ, ngành và UBND các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động PC HIV/AIDS theo các nguyên tắc sau:
a. Qui định chỉ tiêu
b. Qui định nguồn kinh phí
c. Qui định trách nhiệm của các cơ quan,đơn vị
2. Các chương trình, kế hoạch phát triển của các bộ , các ngành và UBND các cấp chỉ được phê duyệt khi đã đáp ứng các nguyên tắc tại khoản 1 Điều này”.
Sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và hệ thống chính quyền các cấp cũng như sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội đã là những nhân tố quan trọng giúp chúng ta hạn chế , ngăn chặn và đẩy lùi HIV/AIDS.
▪ Trường tôi chống AIDS. (16/10/2007)
▪ Can thiệp giảm tác hại và lây nhiễm HIV/AIDS (12/10/2007)
▪ Cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của mọi người về HIV/AIDS (11/10/2007)
▪ Nghiên cứu tác động của HIV/AIDS tới một số ngành kinh tế của Nam Phi (11/10/2007)
▪ Thanh niên Canada giúp đỡ trẻ nhiễm HIV/AIDS (17/07/2006)
▪ Xe tải y tế di động chống AIDS sau bão Katrina (15/07/2006)
▪ Đấu giá tác phẩm nghệ thuật gây quỹ chống AIDS (13/07/2006)
▪ Rwanda: Tập đoàn công nghệ IBS trợ giúp trẻ mồ côi vì AIDS (12/07/2006)
▪ Saudi Arabia: Sớm thành lập hiệp hội chống AIDS (11/07/2006)
▪ Làng Panchayat tăng cường chống đại dịch AIDS trong giới trẻ (11/07/2006)