400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 93)
Các Website khác - 01/11/2004

174. Tình trạng nào thì phải mổ đẻ?

Những người có thai từ sáu tháng rưỡi trở lên, phải phẫu thuật mổ tử cung để lấy thai nhi và nhau thai ra thì gọi là phẫu sản (tức mổ đẻ). Có sản phụ vừa mới đau đẻ đã đề nghị mổ đẻ, nói rằng có làm như vậy mới giúp cho con trẻ bớt phải chịu tội; cũng có sản phụ vừa nghe thấy phải mổ đẻ thì sợ mất mật, không dám vào mổ đẻ. Thực ra, việc phẫu sản có đặc trưng riêng gồm.

1.Về đường sản đạo: Những người phải phẫu sản là những người có xương chậu nhỏ hẹp, xương chậu bị biến dạng, đường sản đạo mềm bị bít lại (chẳng hạn như có khối u ung thư ở khoang chậu và âm đạo, âm đạo bị dính liền lại), người meệ sinh con lần đầu ở độ tuổi đã cao từ 35 tuổi trở lên nên tử cung bị cứng không mở rộng ra được…đều cản trở thai nhi chui qua âm đạo.

2. Sức đẻ không bình thường: Tử cung không có sức co bóp, ca đẻ kéo dài, đã dùng nhiều biện pháp xử lý mà không có kết quả, gây nguy hại nghiêm trọng cho cả mẹ và con .

3. Thai nhi không bình thường: Ngôi thai lệch (gồm những sản phụ đẻ lần đầu bị ngôi thai ngược khi đã đủ tháng, những sản phụ đã từng sinh đẻ vẫn bị ngôi thai ngược kèm theo nước ối quá nhiều hoặc nước ối đã ra hết, những sản phụ đẻ lần đầu khi tuổi đã cao mà ngôi thai là mông đứa trẻ ra trước hoặc ngôi thai mặt…), thai cực đại, thai nhi bị ngạt trang tử cung đã gắng cứu chữa vẫn vô hiệu, những người cao tuổi đẻ lần đầu đã từng bị chết thai khi đẻ.

4. Các tổ chức kèm theo thai có sự bất thường như: Nhau thai ở phía trước, nhau thai tách ra sớm cùng lúc với việc ra máu ồ ạt trước khi đẻ, cuống rốn đã rời ra nhưng thai nhi còn sống.

5. Mắc chứng bội nhiễm thai: Đó là những người bị hội chứng cao huyết áp nặng đã từng chữa trị mà không khỏi; những người vừa mang thai vừa bị bệnh tim muốn đẻ sớm nhưng không thể tự đẻ bằng đường âm đạo; những người đã từng mổ đẻ hoặc có vết sẹo mổ ở bụng chưa được 2 năm hoặc sau khi mổ xong đã từng bị viêm hay bị loét rách vét mổ, thế mà lần mang thai này lại có các yếu tố khác bất lợi cho việc sinh đẻ bằng âm đạo…Để đảm bảo tính mạng và an toàn cho cả mẹ lẫn con, tất cả các trường hợp nêu trên đều phải mổ đẻ.

175. Làm giảm bớt được cơn đau khi đẻ

Khi đẻ, do tử cung co bóp mạnh mà gây nên những trận đau bụng dữ dội. Muốn giảm bớt được cơn đau đẻ trước tiên phải gạt bỏ mọi lo lắng và sợ hãi về tư tưởng. Việc sinh đẻ vốn là việc dưa chín đến ngày rụng cuống, nếu lo sợ quá mức sẽ làm cho cơn đau nặng thêm. Khi bắt đầu đẻ, có thể áp dụng mấy biện pháp giúp giảm nhẹ cơn đau như sau:

1. Thở sâu: Khi tử cung bắt đầu co bóp, làm động tác hít thở sâu vào bụng, tử cung càng co bóp mạnh càng hít thở sâu hơn, cho đến khi tử cung ngừng co bóp thì ngừng lại.

2. Xoa ấn tay vào thành bụng: Để đẩy nhanh quá trình đẻ ban đầu, lấy hai tay xoa ấn nhẹ vào bụng, chú ý kết hợp động tác xoa ấn với thở sâu.

3. Cách ấn: Khi bác sĩ thông báo tử cung đã mở hết còn 1-2 giờ đồng hồ nữa thì đúng vào lúc tử cung co bóp, lấy tay hoặc nắm tay ấn vào những chỗ khó chịu như thắt lưng, trên khớp mu, cánh chậu.

4. Cách rặn đẻ: Sau khi rặn đẻ ở sản trình 2, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể vận hết áp lực của bụng rặn dồn xuống dưới, để đẩy nhanh quá trình đẻ, như vậy rút ngắn được thời gian đẻ, giảm được đau đớn.

(còn tiếp)