176. Vì sao đau bụng sau khi đẻ. Xử lý như thế nào?
Có một số phụ nữ, trong 3-4 ngày đầu sau khi đẻ vẫn thấy bụng dưới đau dồn từng cơn, khi đau dữ còn có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy tử cung nhô lên, hơi cứng, đồng thời máu đẻ ra nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, có thể cảm thấy đau rõ hơn.Y học gọi là đau co bóp tử cung sau khi đẻ. Tình trạng này thường hay gặp ở những phụ nữ đẻ con dạ hoặc sản cấp. Việc tử cung co bóp mạnh đã làm cho các chùm dây thần kinh ở thành tử cung bị ép vào, tổ chức tử cung bị thiếu máu, thiếu ôxy, vì thế dẫn đến đau bụng.
Khi cho bú, tử cung co bóp càng rõ hơn, cho nên càng đau nhiều hơn. Ngoài ra, nếu trong tử cung vẫn còn máu cục hoặc những miếng màng thai còn sót lại nhau thai, cũng có thể dẫn đến đau co bóp tử cung sau khi đẻ kèm theo chảy máu. Cơn đau thường xuật hiện vào ngày đầu tiên sau khi đẻ, sau đó giảm dần và hết hẳn.
Thường không cần phải xử lý gì khi bị đau co tử cung. Nếu đau quá không chịu được, có thể chườm bụng bằng túi nước nóng, cơn đau có thể giảm bớt. Có thể uống một chút rượu màu pha với đường phèn, nước sơn tra pha đường phèn hoặc ăn hột sơn tra cũng có hiệu quả.
177. Thế nào là tử cung không hồi phục lại đầy đủ sau khi đẻ? Xử lý như thế nào?
Sau khi sản phụ sinh con xong, thường trong khoảng 10-14 ngày, tử cung đã co về chui vào trong hố chậu. Lúc này không còn sờ thấy tử cung ở dưới bụng nữa. Nếu sau khi đẻ, tử cung vẫn chưa co về và trở lại vị trí cũ trong khoảng thời gian đã nêu, thì gọi là tử cung không hồi phục lại đầy đủ.
Việc tử cung hồi phục trở lại trạng thái cũ nhanh hay chậm, tuy có liên quan tới độ tuổi, số lần đẻ, tình trạng sức khỏe toàn thân, quá trình đẻ nhanh hay chậm và liệu có sữa hay không nhưng nguyên nhân dẫn tới việc tử cung không hồi phục đầy đủ chủ yếu là do niêm mạc tử cung không bong hết, có lúc có thể ra nhiều máu, đau thắt lưng, bụng dưới trướng đầy, thời gian ra máu đẻ kéo dài hoặc bạch đới ra nhiều, thể tích tử cung lớn nhưng mềm…Nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ làm co tử cung bị thay đổi trạng thái mãi mãi, hơn nữa còn làm cho lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn, kỳ kinh kéo dài ra. Vì thế nên liểm tra tìm nguyên nhân, tích cực chữa trị. Có thể uống cao ích mẫu để tăng cường khả năng co lại của tử cung; Nếu bị viêm, co thể lựa chọn dùng loại kháng sinh thíc hợp. Nếu tử cung ngả ra đằng sau nên nằm úp sấp mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 10-15 phút. Khi nghi ngờ còn sót nhau thai, phải đến bệnh viện khám và nạo tử cung.
178. Bị viêm nhiễm trong thời kỳ ở cữ là thế nào? Phòng chữa ra sao?
Viêm nhiễm sau khi đẻ cũng gọi tắt là sốt sản hậu hay sốt ở cữ là một căn bệnh khá nặng trong thời gian ở cữ. Người phụ nữ sau khi sinh con xong, do có bề mặt sát thương rộng ở những chỗ nhau thai áp vào trong khoang tử cung, cơ sản đạo bị tổn thương nhiều hoặc ít khi thai nhi chui ra,do có một khối lượng lớn máu đẻ chảy qua sản đạo ra ngoài trong thời gian tử cung hồi phục lại sau khi đẻ, do quá trình kéo dài hoặc bị ra nhiều máu, khiến sức đề kháng của toàn thân yếu đi, vì thế làm cho vi khuẩn vốn ẩn náu trong âm đạo hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào dễ sinh sôi phát triển, khiến bộ máy sinh dục bị viêm nhiễm dẫn đến mắc bệnh sốt sản hậu.
Khi bắt đầu bị viêm, thường những chỗ bị sát thương sẽ viêm trước. Nếu bị viêm ở âm hộ hoặc âm đạo thì có thể xuất hiện tình trạng tấy đỏ, đau rát từng chỗ, còn toàn thân phản ứng nhẹ. Nếu bị viêm trong tử cung, thường sau khi đẻ khoảng 2-5 ngày thì sản phụ bắt đầu sốt, đau đầu, toàn thân khó chịu và bụng dưới đau tức, máu đẻ ra nhiều và có mùi. Nếu kéo dài sẽ trở thành bệnh viêm các tổ chức ở hai bên tử cung, sẽ sốt liên tục kéo dài, hai bên tử cung đau tức. Nếu phát triển thành viêm màng bụng thì ngoài sốt cao còn bị rùng mình, vùng bụng bị đau dữ dội và trướng đầy. Nếu chuyển sang chứng bại máu thì bệnh tình càng nặng, nếu không kịp thời chữa chạy có thể nguy đến tính mạng. Đối với bệnh sốt sản hậu, việc phòng chống sẽ tốt hơn việc chữa trị. Nên bắt đầu phòng chống từ khi có thai bằng cách tăng cường dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thường xuyên khám sản, đề phòng đẻ khó, giảm bớt sát thương do mổ đẻ hoặc đẻ thường.
Vào cuối thời kỳ mang thai, cần tránh tắm ngâm người trong bể tắm và tránh sinh hoạt tình dục. Khi đẻ, chú ý chống viêm, sau khi đẻ phải giữ vệ sinh sạch sẽ, những người bị rách cửa mình phải chú ý giữ sạch hội âm. Đương nhiên,nhân viên đỡ đẻ vô trùng là điều quảntọng hơn. Nếu đã bị viêm, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tiêu độc hạ sốt của Đông y. Đồng thời nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, để khoanh vùng chỗ viêm nằm trong khoang chậu, máu đẻ dễ thoát ra ngoài và nên uống nhiều nước, thức ăn phải giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.Qua tích cực chữa trị và chăm sóc, phần lớn sản phụ mắc bệnh này đều qua khỏi.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Chăm sóc ngực khi mang thai (01/11/2004)
▪ Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (phần 50) (02/11/2004)
▪ Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (02/11/2004)
▪ 4 mẫu sữa kiểm nghiệm của Nutifood đều đạt tiêu chuẩn (02/11/2004)
▪ Xoa bóp bấm huyệt chữa đái dầm (02/11/2004)
▪ Bảo vệ vitamin C trong rau xanh (02/11/2004)
▪ Sản xuất tế bào võng mạc để chữa bệnh mắt (02/11/2004)