Ăn sáng mang lại sức sống cho bạn
Sức khỏe & Đời sống - 08/07/2016
Ăn sáng là một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, điều này đã có nhiều kết quả nghiên cứu xác nhận. Tuy nhiên trong cuộc sống thực tại, rất nhiều người vì công việc bộn bỀ mà chỉ ăn sáng qua loa, hoặc bỏ hẳn bữa ăn sáng.

Những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe khi ta bỏ bữa ăn sáng như sau:

 

Không ăn sáng gây hạ đường huyết: cơ thể trải qua một đêm ngủ yên, chất dinh dưỡng trong cơ thể đã tiêu sạch, nồng độ đường huyết dưới trạng thái hơi thấp, không ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa, không thể bù đủ đường huyết kịp thời, buổi sáng sẽ xuất hiện các triệu chứng váng đầu hồi hộp, tay chân mất sức, tinh thần không tập trung, ảnh hưởng làm việc bình thường.

 

Không ăn sáng gây béo phì: một số người cho rằng không ăn sáng có thể giảm năng lượng đầu vào, theo đó sẽ giảm béo phì. Thật ra, bạn không ăn sáng, thường đến khi ăn trưa, bạn sẽ ăn một cách không kiềm chế vì đói khát, trái lại làm cho cơ thể thừa năng lượng, không chỉ khó giảm béo, mà còn dễ gây béo phì.

 

Không ăn sáng dễ mắc bệnh sỏi: điều tra cho thấy, tương đối nhiều người mắc bệnh sỏi túi mật do không ăn sáng hoặc ít khi ăn sáng. Bụng đói trong thời gian quá dài, giảm bài tiết dịch mật, nhưng hàm lượng cholesterol vẫn không thay đổi, lâu ngày, túi mật chứa quá nhiều dịch mật sẽ chuyển thành những hạt sỏi gây bệnh.

 

Không ăn sáng dễ mắc bệnh tim - não: qua một đêm ngủ dài, cơ thể mất đi nhiều nước do hít thở, bài tiết nước tiểu, nếu như không ăn sáng hoặc không uống nước, dẫn đến giảm dung lượng máu, máu tăng độ quánh, dễ hình thành những huyết khối nhỏ, làm tắc nghẽn mạch máu tim - não, theo đó gây ra bệnh.

 

an sang

 

Không ăn sáng dễ mắc bệnh tiêu hóa: không ăn sáng, có thể làm thay đổi “nhịp sinh học” của hệ tiêu hóa, thay đổi nhu động đường ruột và bài tiết dịch tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày không được trung hòa, sẽ gây kích thích không tốt với niêm mạc lúc bụng đói, gây ra viêm dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ gây lở loét dạ dày.

 

Không ăn sáng ảnh hưởng trí tuệ: có báo cáo cho biết, dưới tình trạng trí tuệ (IQ) không chênh lệch nhiều, những sinh viên ăn sáng trí tuệ cao hơn thấy rõ so với những ai không hoặc ít ăn sáng. Bởi vì không ăn sáng, bộ não sẽ thiếu dinh dưỡng và năng lượng, không thể hoạt động và phát triển bình thường, lâu dần sẽ gây hại cho trí nhớ và trí tuệ. Quan trọng hơn, chất dinh dưỡng và năng lượng từ bữa ăn sáng chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cả ngày. Những thử nghiệm có liên quan đã chứng minh rằng, ăn sáng hấp thu dinh dưỡng không đủ sẽ rất khó bổ sung từ các bữa ăn khác, không ăn sáng hoặc ăn sáng thiếu chất lượng là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu dinh dưỡng và năng lượng đầu vào cho cả ngày. Nghiêm trọng hơn còn gây ra thiếu dinh dưỡng, chẳng hạn bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt…

 

Không ăn sáng ảnh hưởng tuổi thọ: con người sống lâu được chi phối bởi “đồng hồ sinh học”, không ăn sáng sẽ làm đảo lộn sự hoạt động của đồng hồ sinh học, cơ thể không được bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, chức năng sinh lý sẽ suy giảm, bên cạnh các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe do không ăn sáng gây ra, tất cả đều ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Ăn sáng hấp thu năng lượng chiếm 30% năng lượng cả ngày, trải qua một đêm ngủ dài, cơ thể có 10 tiếng đồng hồ một mực tiêu hao năng lượng mà không đầu vào, thời điểm này cần bữa ăn sáng giàu cacbonhydrate tái bổ sung, tích trữ năng lượng.

Sáng sớm ngoài việc uống đủ nước, cần quan tâm sự phối hợp của các loại thức ăn. Một bữa ăn sáng thịnh soạn đủ chất dinh dưỡng là cách chọn phối hợp hợp lý bao gồm: bánh mì, cháo, thịt, trứng, sữa, sữa đậu, rau tươi và trái cây.