Ðậu dải còn gọi là đậu đũa, giang đậu, đậu dài, đậu tương, đậu góc, đậu cơm. Là hạt của cây đậu dải, thực vật họ đậu. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có chất bột, albumin, chất béo, axit nicotic, vitamin B1, B2. Ðậu non có vitamin C. Có ba loại: đậu dải đỏ, đậu dải tía và đậu dải trắng, đều có thể dùng làm thuốc. Ăn quả non, hạt phơi khô để dùng.
Tác dụng: Kiện tì bổ thận, lí trung ích khí, thanh nhiệt giải độc. Chủ yếu dùng cho người bị bệnh tì vị hư nhược, bụng trướng, bụng đau ỉa chảy, kém ăn uống, đi tiểu nhiều, thận hư di tinh.
Cách dùng: Luộc chín hoặc đun thành canh. Quả non có thể dùng làm thức ăn, cũng có thể ăn sống.
Kiêng kị: Người bị khí không thông, táo bón thì không nên dùng.
Chữa trị:
1- Ăn không tiêu, trướng bụng, buồn bực.
a- Ðậu dải non vừa đủ, đem rửa sạch, cắt khúc, dùng nước sôi đun thành canh, cho thêm gia vị, dầu mè trộn đều;
b-Ðậu dải tươi 15g, rửa sạch, nhai từ từ.
2- Tì vị hư nhược, thận hư di tinh: dùng một lượng đậu dải khô vừa đủ, với một lượng gạo vừa đủ, táo tàu 5-10 quả, cùng đem đun thành cháo. Mỗi bữa cơm húp một bát.
3- Bệnh đái tháo đường, mồm khát, tiểu tiện nhiều. Ðậu dải cả vỏ 100-150g. Ðun với nước để uống. Ngày một lần. Cũng có thể rang chín đậu để ăn. Có thể dùng đậu dải tươi non (cả vỏ) đun với nước thành thang thêm gia vị, dầu mè quấy đều làm rau để ăn.
4- Bạch đới quá nhiều, dịch trắng đục. Ðậu dải, rau đằng đằng (Garcinia) mỗi thứ vừa đủ, đun với thịt gà để ăn. Ngày hai lần. Hoặc 30g đậu dải nấu canh, ngày ăn hai lần.
|