![]() |
Sung là loài cây cảnh dễ gây dị ứng. |
Nếu bạn có trồng cây cảnh trong nhà và đôi khi cảm thấy cay mắt, chảy nước mũi, nổi mề đay... một cách vô cớ thì hãy nghĩ đến chứng dị ứng do cây cảnh.
Trường hợp dị ứng với cây cảnh trồng trong nhà hiếm khi xảy ra, nhưng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống thường ngày. Một “nạn nhân” của cây cảnh cho biết, khoảng 5 phút trong phòng khách, tự nhiên mắt anh bị cay và mũi chảy nước thành giọt. Hiện tượng này chỉ chấm dứt khi anh đi sang phòng khác. Phải hơn một năm sau, bác sĩ mới tìm ra được nguyên nhân gây dị ứng là cây sung mọc viền quanh cửa sổ phòng khách.
Có hai loại cây cảnh trong nhà: cây rất bé và cành hoa tươi hoặc khô. Chất gây dị ứng của cây thoát ra từ thân cây, quả và nhựa, hoặc phấn hoa xuất hiện khi hoa nở.
Từ thập niên 80, người ta đã phát hiện ra triệu chứng dị ứng ở người làm vườn. Theo giáo sư Gabrielle Pauli, một chuyên gia dị ứng ở Bệnh viện Strasbourg (Pháp), nếu đã chẩn đoán không phải dị ứng thì vẫn cần chú ý theo dõi. Một trong những triệu chứng cần lưu ý là viêm mũi và có thể bị lên cơn hen phế quản. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể do những chất sinh ra từ cây sung, cây cà phê, cây yacca gây nên. Chất gây dị ứng sẽ phát tán trong không khí chung quanh, khiến chứng viêm mũi và viêm giác mạc cùng xuất hiện. Nếu dễ bị dị ứng với cây có lá xanh hoặc có phấn hoa, bạn sẽ có khả năng bị dị ứng quanh năm khi sờ vào cây hoặc lúc nó đâm chồi. Dị ứng lâu ngày có thể làm khởi phát cơn hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng.
Chất gây dị ứng của cây sung benjamina rất dễ phát tán. Từ thân cây, chúng rơi xuống bề mặt lá (chúng ta thường nghĩ là hơi ẩm của cây hoặc giọt sương đọng), sẽ trộn lẫn với bụi phát tán khắp nhà. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể thu được các chất gây dị ứng từ cây cảnh ở thảm trải nền, ghế tràng kỷ được đặt cách xa cây cảnh đến 3 m. Sau 6 tháng đưa cây cảnh ra khỏi nhà, các chất này vẫn tồn tại; muốn loại bỏ thì phải lau chùi nhà cửa thật kỹ.
Nhiều họ cây xanh chứa những phân tử gây chàm tiếp xúc ở da và có thể kết hợp với những triệu chứng ở đường hô hấp. Vài ngày sau khi tiếp xúc với phần gây dị ứng của cây (chẳng hạn lá hoặc quả của cây chanh, cây thơm...), phản ứng ngoài da xuất hiện làm nổi mề đay. Dị ứng với cành hoa tươi và cành phơi khô là trường hợp ngoại lệ. Người ta nhận thấy cây chanh có thể gây viêm mũi và hen. Cây xương rồng, hướng dương và cây có củ cũng có khả năng gây dị ứng.
Để thử các chất nghi ngờ gây dị ứng, các nhà chuyên môn sẽ phải làm test dị ứng da. Công việc không đơn giản; nhiều lúc cần có bác sĩ dị ứng học để điều tra về các vi sinh vật hay các chất trong môi trường sống thường ngày. Có thể dùng phương pháp prick-tests: Bôi một giọt nhựa của loại cây bị nghi ngờ gây dị ứng vào cổ tay hoặc lưng của bệnh nhân, nếu trong vòng 20 phút bắt đầu có phản ứng sưng, rồi đỏ lên chung quanh vết bôi thì có thể kết luận đây là loại cây gây dị ứng.
Ngay cả với các loại cây có vẻ vô hại cũng có thể gây dị ứng. Khi đó, phải nghĩ rằng các loài ký sinh và nấm mốc có thể là nguồn gây bệnh. Nấm mốc là chất gây dị ứng rất đáng sợ. Vì vậy, khi chăm sóc cây cảnh, nên rửa lá thường xuyên, thay nước tù trong lọ, hũ dùng cắm hoa. Loại bỏ ngay những mảng nấm mốc trắng hay vàng hình thành trên bề mặt đất ẩm. Trong mọi trường hợp, điều trị bệnh dị ứng (với cây cảnh) chủ yếu là loại bỏ những tác nhân gây bệnh; sau vài tuần lễ, triệu chứng dị ứng trên da sẽ biến mất.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Bệnh điếc đột ngột gia tăng (16/05/2005)
▪ WHO: Việt Nam không từ chối chia sẻ thông tin về cúm gà (14/05/2005)
▪ Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ (15/05/2005)
▪ Chữa mất ngủ bằng xoa bóp, bấm huyệt (15/05/2005)
▪ Văcxin MMR không gây viêm ruột (16/05/2005)
▪ Gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư vú (13/05/2005)
▪ Chất ức chế ACE có thể giúp bệnh nhân tim và thận (13/05/2005)
▪ Dùng cháo giã rượu (14/05/2005)
▪ Cảnh báo độc tố trong rượu ong đất? (13/05/2005)
▪ Vì sao cần bổ sung vitamin và khoáng chất? (14/05/2005)