Để chữa sỏi đường tiết niệu, lấy mã đề 20 g, kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
Cây mã đề mọc ở khắp nơi trên đất nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, khu vườn trống, nơi đất có độ ẩm ướt cao. Cây rất dễ mọc, phát triển mạnh thành từng cụm, bãi. Mã đề thuộc loài rau, lá hình bầu dục, mỗi lá có 5 cái gân nhóm lại, hình lá khum như cái muỗng. Trồng cây độ 3 tháng thì có hoa, hoa nở nụ đỏ tía, hoa nhỏ có từng chuỗi, trong có rất nhiều hột sắc màu vàng sậm, sao vàng có mùi thơm. Cả rễ, thân, lá cây mã đề đều được dùng làm thuốc.
Cây mã đề có tính hàn, vị ngọt không độc, có công dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, tiêu bướu, thông tiểu tiện, bổ âm, dưỡng tinh dịch.
Mã đề được dùng trong các bài thuốc Nam để chữa một số loại bệnh sau:
Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, nhân trần 40 g, chi tử 20g, lá mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
BS Nguyễn Văn Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ H5N1 và nỗi day dứt giữa sự sống, cái chết (23/01/2005)
▪ 400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 241) (22/01/2005)
▪ H5N1 có thể bùng phát với qui mô lớn (22/01/2005)
▪ Đa số người nhiễm viêm gan siêu vi B không biết mình mắc bệnh (22/01/2005)
▪ Sỏi đường tiết niệu (22/01/2005)
▪ Nguy cơ tự tử cao ở người có trí năng thấp (22/01/2005)
▪ Kỹ thuật mini-open ngực trong mổ cột sống (22/01/2005)